Cách điều trị bệnh giun đũa chó mèo hiệu quả nhất
Bệnh giun đũa chó mèo là loại giun tròn lây nhiễm cho con người từ chó mèo và một số loài động vật khác. Phần lớn do lây nhiễm từ chó nên mọi người thường hay gọi là bệnh sán chó, hay bệnh giun đũa chó.
Chu kỳ phát triển của bệnh giun đũa chó mèo như thế nào?
Người là ký chủ ngẫu nhiên, bị nhiễm do nuốt phải trứng có ấu trùng giai đoạn 3 của giun đũa chó, ấu trùng xâm nhập vào thành ruột và được chuyên chở theo đường máu dẫn đến gan, phổi và những cơ quan khác.
Ở những cơ quan này, ấu trùng lang thang hàng tuần, hàng tháng hoặc nằm im, thành những vật lạ gây nên viêm và kích thích tạo u hạt gây thâm nhiễm bạch cầu ái toan. Rồi lại gây nên tình trạng bị mẩn ngứa da dị ứng mạn tính giống như bệnh da liễu.
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo?
Ở trẻ em bệnh sán chó biểu hiện hai hội chứng là hội chứng chương trình di chuyển nội tạng và hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt.
Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng gồm những biểu hiện lâm sàng sau:
Về thần kinh như: đau đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi hoặc yếu liệt.
Ở da như: ngứa da dị ứng, nổi mề đay, nổi cục u ở da, sung phù ở một vùng da. Đôi khi có xuất huyết hoặc có các biểu hiện mẩn ngứa giống như bệnh da liễu.
Về hô hấp như: ho kéo dài, điều trị theo phác đồ thông thường không giảm, thường có công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao.
Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hay đau bụng kéo dài nhưng không rõ nguyên nhân, kèm lá lách to, công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao.
Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân , tất cả xét nghiệm thông thường đều âm tính, kèm theo công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao.
Đau khớp, sốt, ói, kèm theo bạch cầu ái toan tăng cao.
Gầy, xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, kém tập trung.
Ở thận: hội chứng thận hư hoặc viêm cầu thận cấp.
Một số trường hợp bệnh biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau, dễ gây nhầm lẫn với những bệnh nội khoa khác.
Thường đa số bệnh nhân có công thức máu bạch cầu ái toan tăng cao và kéo dài nên nghĩ đến nhiễm ký sinh trùng gây bệnh nội tạng, thường gặp nhất là bệnh giun đũa chó mèo.
Điều trị bệnh giun đũa chó mèo
Điều trị bệnh giun đũa chó mèo nên được khám tại phòng khám chuyên khoa, nơi có đủ trang thiết bị, các bác sĩ chuyên khoa cũng như có thuốc chuyên khoa đầy đủ, giúp bệnh nhân chữa trị triệt để bệnh giun đũa chó mèo trong thời gian sớm nhất.
Phương pháp dự phòng bệnh giun đũa chó mèo
Không cho trẻ em nghịch đất, ăn đất, mút tay. Nếu không thể thì chỉ cho trẻ em chơi ở những nơi không có chó mèo lui tới. Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay trước khi ăn.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
NHỮNG SAI LẦM TRONG VIỆC GIỮ ẤM MÙA LẠNH
Khi thời tiết lạnh, một số địa phương thường sưởi bằng lò than, hoặc uống rượu, tắm nước nóng lâu, mặc quá dày hoặc tự ý dùng thuốc hạ sốt... có thể...
Xem: 25391Cập nhật: 05.01.2022
NHỮNG THÓI QUEN CÓ HẠI VÀO BUỔI SÁNG CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Ăn sáng là bữa ăn rất quan trọng, cung cấp năng lượng cho cả một ngày làm việc. Ăn sáng đúng cách sẽ cung cấp năng lượng, giúp cơ thể sảng khoái, tỉnh táo...
Xem: 34352Cập nhật: 02.01.2022
BỆNH THƯƠNG HÀN -NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Bệnh thương hàn có thể dẫn đến một số triệu chứng như : sốt cao, nôn mửa, gây các biến chứng như viêm phổi, viêm não, thậm chí tử vong.
Xem: 26822Cập nhật: 30.12.2021
MỘT SỐ LOẠI THUỐC NÊN CÓ TẠI NHÀ CHO F0
Một số loại thuốc như hạ sốt, trị ho, dị ứng, dạ dày, tiêu chảy... cần có sẵn trong nhà, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo rằng " thuốc là con dao hai lưỡi,...
Xem: 25778Cập nhật: 27.12.2021