443 GIẢI PHÓNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN, HÀ NỘI 0985294298
Trang chủ - KÝ SINH TRÙNG - CÁCH PHÒNG BỌ CHÉT LÂY NHIỄM QUA CƠ THỂ

Vùng nông thôn, miền núi xảy ra bệnh dịch hạch khi con người ở khu vực này có tiếp xúc với các loài động vật hoang dã, đặc biệt là loài động vật gậm nhấm. Nguy hiểm nhất là những người thợ săn vì họ có thể bị bọ chét đã bị nhiễm bệnh chích đốt máu trong khi mang vác các động vật vừa giết được và mắc bệnh.

Vùng đô thị, bệnh dịch hạch có thể xảy ra khi có chuột sống ở quanh khu dân cư bị nhiễm bệnh. Khi chuột nhiễm vi khuẩn dịch hạch Yersinia pestis bị chết, bọ chét chuột sẽ rời vật chủ và sau đó tấn công người để chích đốt máu và truyền bệnh. Biện pháp phòng chống bọ chét được thực hiện bằng cách tự bảo vệ cá nhân, làm vệ sinh đơn giản và dùng hóa chất diệt côn trùng.

Phòng ngừa bọ chét

1. Giữ gìn và bảo vệ bản thân khỏi bọ chét

Khi công tác, làm việc, lao động tại những khu vực có bọ chét hoạt động với mật độ cao, đặc biệt là nơi có loài bọ chét chuột Xenopsylla cheopis đóng vai trò truyền bệnh quan trọng trong lây nhiễm bệnh dịch hạch cần phải xem xét việc áp dụng biện pháp tự bảo vệ cá nhân bằng cách sử dụng các loại hóa chất xoa vào da và quần áo hay tẩm hóa chất diệt côn trùng thích hợp vào quần áo vì chúng có thể ngăn cản sự tấn công của bọ chét chích đốt máu làm cho mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh.

2. Làm vệ sinh nơi sinh sống

Bọ chét sinh trưởng qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, thanh trùng hay nhộng và con trưởng thành. Thực tế ghi nhận mật độ của bọ chét trưởng thành, trứng, ấu trùng, thanh trùng hay nhộng của bọ chét có thể giảm hẳn hay hết sạch khi thường xuyên vệ sinh quét dọn, cọ rửa sàn nhà và giữ gìn nhà ở sạch sẽ. Dùng máy hút bụi để dọn dẹp vệ sinh nhà cửa cũng có tác dụng hiệu quả. Trong các trường hợp người mới đến ở trong những căn nhà bị bỏ hoang bị nhiễm bọ chét có thể có số lượng lớn bọ chét mới nở tấn công để gây phiền hà và truyền bệnh. Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo nên làm vệ sinh nền nhà, sàn nhà bằng cách tẩy rửa, dùng hóa chất diệt côn trùng hoặc dung dịch naphthalen, benzen để xử lý nhưng phải dùng khẩu trang bảo vệ tránh hít thở hơi benzen.

3. Dùng hóa chất diệt côn trùng

Đối với những nơi bị nhiễm bọ chét nặng, có thể thực hiện biện pháp rắc hoặc phun hóa chất diệt côn trùng vào các khe kẽ, góc phòng nơi có mặt bọ chét trưởng thành và ấu trùng bọ chét trú ẩn. Đồng thời cũng có thể dùng hóa chất diệt côn trùng để xử lý quần áo và các vật dụng bằng lông động vật.

Ngoài ra, các bình xông khói là thiết bị dạng xông hơi hóa chất diệt côn trùng có tác dụng nhanh như nhóm pyrethroid tổng hợp, propoxur, bendicarb... có thể diệt bọ chét trực tiếp và khá tiện lợi cho việc sử dụng. Tuy vậy, tác dụng của hóa chất diệt thường chỉ ảnh hưởng trong thời gian ngắn và sự tái nhiễm bọ chét sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại.

4. Xử lý bọ chét chuột truyền bệnh dịch hạch

Như trên đã nêu, bọ chét chuột Xenopsylla cheopis là thủ phạm trung gian truyền bệnh dịch hạch chủ yếu, quan trọng hơn các loài bọ chét chó Ctenocephalis, bọ chét mèo Ctenocephalis canis và bọ chét người Pulex irritans. Vì vậy, biện pháp phòng chống các vụ dịch hạch xảy ra phải tác động kết hợp đồng thời cả hai vấn đề là rắc hóa chất diệt côn trùng vào nơi sống của chuột để diệt bọ chét chuột và diệt chuột. Nếu chiến dịch phòng chống dịch hạch chỉ với mục đích là diệt chuột đơn thuần thì có thể làm gia tăng việc lan truyền bệnh dịch hạch cho con người vì chuột chết hàng loạt sẽ có khả năng làm cho nhiều bọ chét chuột rời vật chủ đã chết đi tìm người là nguồn chích đốt máu thay thế để lây nhiễm bệnh.

Bột hóa chất sử dụng được rắc vào hang, đường đi lại hoặc bất cứ nơi nào chuột thích lui tới để tìm kiếm thức ăn. Khi chuột ngọ nguậy chúng sẽ làm phát tán bột hóa chất khắp lông và sẽ có tác dụng giết chết bọ chét. Trước khi bắt đầu thực hiện việc phòng chống, điều quan trọng là phải biết hang ở và đường đi lại của chuột một cách cụ thể. Để tiết kiệm hóa chất, các hang chuột phải được lấp lại; sau đó chỉ khi nào phát hiện thấy hang được đào trở lại mới rắc hóa chất vào. Phải rắc bột hóa chất dày khoảng 1cm ở chung quanh cửa hang; đồng thời rắc các đám hóa chất có chiều rộng từ 15 - 30cm dọc theo đường đi lại của chuột di chuyển. Bột hóa chất nên rắc ở những nơi an toàn được giữ lại, không bị người và gió làm xáo động, biến đổi ảnh hưởng. Cần lưu ý không được rắc hóa chất tại các chỗ có thể làm ô nhiễm thức ăn, nước uống. Trên thực tế, nhiều loại hóa chất diệt bọ chét chuột có khả năng tồn lưu được tác dụng trong thời gian từ 2 - 4 tháng nếu được rắc ở trong nhà và những nơi ổn định, không bị xáo trộn.

Muốn rắc hóa chất diệt bọ chét chuột đạt yêu cầu phải sử dụng thiết bị có cấu tạo giống cái bơm là thích hợp nhất cho việc rắc bột nhanh chóng vào các hang chuột và đường đi lại của chuột ở những gác xép cũng như dưới nền nhà. Thiết bị gồm một bơm không khí giống bơm xe đạp có gắn với hộp đựng bột hóa chất. Không khí từ bơm được nén vào trong hộp làm khuấy động bột hóa chất chứa ở trong đó và đẩy chúng ra miệng lỗ. Một thiết bị khác đơn giản hơn là có thể sử dụng một bình hay hộp xách tay đựng bột hóa chất được bít kín một đầu, còn đầu kia có cấu tạo bằng một tấm lưới 16 lỗ. Ngoài ra, cũng có thể dùng một cái hộp có một đầu đục lỗ chứa bột hóa chất để rắc khi không có các thiết bị chuyên dụng. Những loại bột hóa chất có độc tính thấp có thể sử dụng để rắc vào quần áo hoặc lông động vật nuôi với những dụng cụ như vậy để phòng chống bọ chét.

Việc kết hợp diệt chuột và diệt bọ chét chuột là biện pháp được các nhà khoa học khuyến cáo thực hiện để phòng chống dịch hạch xảy ra ở những thành phố. Các hóa chất diệt bọ chét chuột được áp dụng đồng thời hoặc trong ít ngày sau khi đánh bả diệt chuột. Các bả diệt chuột thích hợp nhất là sử dụng wafarin, ceumafuryl, defenacoum, brodifacoum, coumatetralyl, bromadialone, cholorophacinone, zinc phosphide... Ở những nơi chứa các loại thực phẩm và hàng hóa chất thành đống tại chợ, cửa hàng; để bảo đảm an toàn nên sử dụng các hộp mồi có tác dụng làm cho chuột bị nhiễm dính bột hóa chất diệt bọ chét trước khi chết do ăn phải bả độc. Các hộp mồi có thể đặt dọc theo đường đi lại của chuột trong khoảng 60 mét và hộp mồi thường có 100g thức ăn trộn lẫn với bả diệt chuột.

Theo ĐSSK

5 Điều Mọi Người Nên Biết Về Bệnh Loãng Xương

5 Điều Mọi Người Nên Biết Về Bệnh Loãng Xương

Khi chúng ta già đi, mật độ xương và sức mạnh của xương giảm đi. Ở một số người, sự suy giảm đó có thể dẫn đến chứng loãng xương - một tình trạng...

Xem: 19296Cập nhật: 07.10.2023

Bệnh Ghẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Bệnh Ghẻ

Bệnh Ghẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Bệnh Ghẻ

Bệnh ghẻ là một bệnh da khá phổ biến ở nước ta. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh...

Xem: 20227Cập nhật: 03.10.2023

Bé Trai 9 Tuổi Nhiễm 2 Loại Ký Sinh Trùng Vì Một Thói Quen

Bé Trai 9 Tuổi Nhiễm 2 Loại Ký Sinh Trùng Vì Một Thói Quen

Cháu G.B 9 tuổi tại Hải Phòng, lâu nay xuất hiện ngứa da, nổi mẩn ở khắp vùng lưng, bụng và đùi, đôi khi lên cả mặt và cổ, có những đêm cháu thức trắng...

Xem: 21197Cập nhật: 26.09.2023

Chỉ Số Kháng Thể Là Gì? Đó Có Phải Là Số Lượng Ký Sinh Trùng Trong Máu Không?

Chỉ Số Kháng Thể Là Gì?  Đó Có Phải Là Số Lượng Ký Sinh Trùng Trong Máu Không?

Bệnh nhân hỏi: Em chào Bác sĩ, em năm nay 31 tuổi, em bị ngứa da và nổi mề đay đã 2 năm, em có đi khám chữa nhiều nơi và cả BV Da Liễu nhưng bệnh không thuyên...

Xem: 18268Cập nhật: 23.09.2023

Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán

Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?

Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán

Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh Phòng Khám Ánh Nga Đề Tài Nghiên Cứu Khoa

Xét Nghiệm Giun Sán Gồm Những Loại Nào? Chi Phí Bao Nhiêu?

Người Đàn Ông Phát Ban Mẩn Đỏ Khắp Người, Sau Ba Tháng Mới Tìm Ra Nguyên Nhân

Đau Mắt Đỏ, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

HÀ NỘI – PHÁT BAN MẨN ĐỎ KHẮP NGƯỜI, ĐI KHÁM PHÁT HIỆN NHIỄM KÝ SINH TRÙNG

Ăn hải sản sống, coi chừng nhiễm giun sán

TỔNG QUAN VỀ KÉM HẤP THU THỨC ĂN

HÀ NỘI – NHIỄM BA LOẠI KÝ SINH TRÙNG DO THÓI QUEN ĂN MỘT MÓN ĂN SÁNG

ẤU TRÙNG SÁN CHÓ DI CHUYỂN QUA DA GÂY NGỨA

VIÊM DA ĐỒNG TIỀN

Tại sao khám bệnh viện da liễu nhiều năm không hết ngứa?

Địa Chỉ Chữa Bệnh Giun Sán Chó Uy Tín Tại Hà Nội

SÁN TRONG NÃO GÂY RA CÁC TRIỆU CHỨNG NHƯ TÂM THẦN

BỆNH GIUN XOẮN

Địa Chỉ Điều Trị Bệnh Sán Dây Uy Tín Tại Hà Nội

TỔNG QUAN VỀ NHIỄM GIUN LƯƠN

Bị Ngứa Nổi Mẩn Toàn Thân Do Giun Sán, Người Phụ Nữ Đầu Hàng Vì Trị Nhiều Lần Không Khỏi

NHIỄM TRÙNG NÃO DO AMIP, VIÊM MÀNG NÃO DO AMIP NGUYÊN PHÁT

BÍ QUYẾT GIÚP ĐƯỜNG RUỘT KHỎE LẠI

Trị Bệnh Hôi Miệng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán

Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Ngứa Kéo Dài Do Nhiễm Giun Đũa Chó Mèo?

TÔI KHÔNG NGỜ ĐẾN MÌNH CŨNG BỊ NHIỄM SÁN CHÓ

Viêm Da Dị Ứng Kéo Dài Tôi Chỉ Mong Tìm Được Nguyên Nhân Để Chữa Trị.

Mẩn Ngứa Da Do Giun Sán Cách Phát Hiện Nhiễm Sán Trong Máu Gây Ngứa

BỆNH DO SÁN LÁ LỚN Ở GAN

Thuốc Điều Trị Giun Đũa Chó Tại Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Nhiễm Bệnh Sán Chó Mèo Toxocara?

Sán chó Những Dấu Hiệu Của Bệnh Sán Chó Chớ Nên Xem Thường

Bệnh Sán Chó Mèo Ở Người Có Trị Khỏi Hoàn Toàn Được Không?

Nếu Bị Giun Đũa Chó Mèo Điều Trị Ở Đâu Bao Lâu Thì Khỏi?

Lý Do Tại Sao Bệnh Sán Chó Lại Gây Ngứa Kéo Dài?

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Da Do Giun Đũa Chó Mèo

Cách Nhận Biết Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Do Nhiễm Giun Sán

Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không?

Dấu Hiệu Nhận Biết Sán Lên Não

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIUN ĐŨA, LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT ĐÃ MẮC GIUN ĐŨA

Tại Sao Trẻ Em Mắc Giun Kim Lại Ngứa Hậu Môn, Khám Trị Ở Đâu?

Bằng Cách Nào Sán Dây Chó Echinococcus Có Thể “Đột Nhập” Vào Tới Phổi Người Bệnh?

Bị Ngứa Da Do Giun Sán Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị

Mắt Bị Mờ Do Giun Sán Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị

Điều Trị Bệnh Sán Chó Tại Phòng Khám Bệnh Giun Sán Ánh Nga

Sán Chó Có Lây Không?

KHI NÀO CẦN LÀM XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM NHẤT CỦA NỔI MỀ ĐAY KÉO DÀI LÀ GÌ?

SÁN LÁ GAN CÓ NGUY HIỂM CHO NGƯỜI ?

NHỮNG DẤU HIỆU BẠN ĐÃ BỊ NHIỄM SÁN XƠ MÍT

Cách nhận biết trẻ bị nhiễm giun sán dành cho ba mẹ

Cảnh báo những loại giun sán thường gặp ở trẻ em, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm

THANH NIÊN 19 TUỔI CHẾT VÌ BỆNH SÁN CHÓ

Nổi mề đay do sán chó là gì và chữa trị bằng cách nào?

MÙA KHÔ KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT ẨN NÁU TRONG MÁU

Rận mu - Cách phát hiện và đề phòng

Bệnh ký sinh trùng lây qua đường thực phẩm

Muốn Trị Dứt Điểm Nhiễm Ký Sinh Trùng Mèo Toxoplasma Thì Phải Làm Sao

Giun Sán Gây Ngứa Da: Coi Chừng Ấu Trùng Lạc Chỗ

Điều Trị Giun Lươn Strongyloides Biến Chứng Nặng Theo Phác Đồ 15 Ngày

Biểu hiện nào cho thấy đã bị nhiễm sán chó?

Sán lá gan: Phương pháp điều trị và chi phí chữa bệnh sán lá gan

Làm thế nào để bắt con sán xơ mít dài 12 mét ra khỏi cơ thể?

Cảnh báo những loại thực phẩm có thể khiến bạn ôm hận vì sán xơ mít

Phương pháp điều trị bệnh ký sinh trùng mèo

Khám Bệnh Ký Sinh Trùng Giun Sán Ở Đâu

Tác Hại Và Triệu Chứng Của Bệnh Giun Đũa

Quy Trình Xét Nghiệm Echinococcus IgG

Một Số Điều Cần Biết Về Ký Sinh Trùng Demodex Trên Da Người

Nguyên Nhân Và Tác Hại Của Bệnh Giun Chỉ Bạch Huyết

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Echinococcus

Những Điều Cần Biết Về Giun Hình Ống

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Amip Ở Não

Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó

Copyrights © 2020 BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA, SỐ 443 GIẢI PHÓNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI
Chia sẻ: google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

CÁCH PHÒNG BỌ CHÉT LÂY NHIỄM QUA CƠ THỂ

Bọ chét có thể lây qua cơ thể

Bọ chét có thể làm lây nhiễm bệnh dịch hạch