Cách Trị Giun Đũa Chó Toxocara Nhanh Nhất
Cách nhận biết bệnh sán chó
Câu hỏi: Tôi bị ngứa da và hay đau đầu đã uống thuốc dưỡng não và thuốc da liễu những không bớt. Tôi đã xét nghiệm trên phiếu ghi là IgG Toxocara dương tính. Xin hỏi ngứa da và đau đầu có phải là biểu hiện bị sán chó không? V.C.T, Lâm Đồng.
Một số hình ảnh mẩn ngứa ở bệnh nhân xét nghiệm máu dương tính Toxocara
Trả lời: Ngứa da và đau đầu là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có bệnh da liễu và bệnh rối loạn tiền đình. Trường hợp của anh có đủ cơ sở để nghĩ đến bệnh sán chó Toxocara. Tuy nhiên trước khi điều trị cần kiểm tra lại cho kỹ bằng việc xét nghiệm một số nội dung chuyên khoa để chẩn đoán bệnh.
Một số dấu hiệu sau đây đây gợi ý nhiễm bệnh sán chó
Người luôn cảm thấy mệt mỏi, đau yếu, khó ngủ, lo lắng, dễ cáu gắt, thờ ơ trầm cảm, tính tình thất thường, tình trạng này có thể kéo dài 6 tháng. Mẩn ngứa da nổi mề đay, dị ứng, đôi khi xuất hiện mảng đỏ, nóng rát tại vùng da ngứa. Các biểu hiện ngứa da giống như bị bệnh da liễu. Những biểu hiện vừa nêu nếu đã điều trị nội khoa thông thường không cải thiện, nên nghĩ đến nhiễm bệnh giun sán trong máu, trong đó có bệnh sán chó Toxocara.
Không phải tất cả các trường hợp xét nghiệm cho kết quả dương tính với sán chó Toxocara đều là bị bệnh. Để chẩn đoán một trường hợp nhiễm sán chó Toxocara phải dựa xét nghiệm kháng thể IgG, xét nghiệm công thức máu, yếu tố viêm, tốc độ máu lắng và đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm, kết hợp lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh rồi mới điều trị.
Điều trị sán chó trong bao lâu?
Câu hỏi: Gần một năm trước tôi xét nghiệm ở bệnh viện Nhiệt đới kết quả bị nhiễm sán chó Toxocara. Bệnh viện cho thuốc 2 viên thuốc hàm lượng 6mg nhưng tôi không nhớ tên thuốc. Sau 3 tháng tôi uống lần 2, đến nay đã gần một năm rồi mà bệnh ngứa của tôi không dứt. Xin bác sĩ cho biết tôi cần điều trị sán chó trong bao lâu? Cảm ơn bác sĩ. Tr.V.T
Hình ảnh nhiễm sán chó thể não
Chào anh, qua chia sẻ của anh chúng tôi trả lời như sau
Thuốc trị sán chó anh đã dùng rất có thể là Ivermectin 6mg một loại thuốc trị bệnh giun sán trong đó chủ yếu là tác dụng tốt trên bệnh giun lươn Strongyloides. Ivermectin chưa phải là thuốc tốt nhất để trị bệnh sán chó Toxocara.
Điều trị bệnh sán chó cần theo phác đồ từ 1 đến 3 tuần tùy theo mức độ bệnh và đáp ứng của mỗi người. Điều trị bệnh sán chó cần xác định thể bệnh là thể thông thường, thể ấu trùng di chuyển nội tạng - não, hay thể ấu trùng di chuyển đến mắt để có phác đồ điều trị riêng.
Thể ấu trùng di chuyển nội tạng cần sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng phối hợp thuốc kháng viêm, thuốc trị triệu chứng. Anh đã uống 2 viên thuốc chưa thể yên tâm dứt bệnh sán chó.
Một bệnh nhân ở Cần Thơ cho biết:
1. Ngày 07/06/2019 tôi làm xét nghiệm sán chó (Toxocara canis). Kết quả: Dương tính 0,65(+). Ngày 08/06/2019 bác sĩ kê đơn như sau:
- Lormeg 10mg: 10 viên; uống buổi tối 1 viên.
- Fmarin 5mg: 20 viên; uống buổi sáng 1 viên, tối 1 viên.
- Sanfocef 500mg: 10 viên; uống buổi sáng 1 viên, tối 1 viên.
- Albendazle 400mg: 42 viên; uống buổi sáng 1 viên, tối 1 viên.
Tôi uống hết toa vào ngày 08/07/2019.
2. Ngày 08/08/2019 tôi đi xét nghiệm sán chó lại. Kết quả: Dương tính 0,54(+). Bác sĩ tiếp tục kê toa thuốc uống 1 tháng:
- Alfeer: 28 viên, uống 2 lần.
- Conel: 20 viên, uống 2 lần.
- Bshepa: 80 viên.
Tôi xin hỏi như sau:
Tôi uống thuốc mới được 2 tháng thì xét nghiệm đã đủ chưa? Tôi định có thai trong tháng 10/2019 thì tôi nên uống theo toa bác sĩ vào ngày 08/08 hay để sinh con rồi mới uống? Nếu như tôi uống bây giờ thì bao lâu là tôi có thể có thai được?
Chồng tôi cũng bị nhiễm bệnh sán chó nhưng uống Invermectin: 3 viên, sau 4 tháng làm xét nghiệm thì không còn mắc nữa. Vậy tôi có uống thuốc Invermectin được không? Vì nó chỉ có 3 viên chứ không nhiều như mấy thuốc khác?
Trả lời: Cảm ơn bạn cho chúng tôi biết được một sơ đồ phác thảo về lịch trình chẩn đoán và điều trị bệnh sán chó của bạn. Chúng tôi muốn biết bạn đã xét nghiệm và điều trị tại đâu về bệnh sán chó, bên cạnh xét nghiệm dương tính bạn còn có các triệu chứng lâm sàng nào khác không (ví dụ như là nhức đầu, ngứa, nổi mề đay, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, đại tiện bất thường, đau bụng,…).
Quá trình ấu trùng sán chó di chuyển trong cơ thể
Nếu chỉ dựa vào xét nghiệm dương tính 0,54 mà không hề có bất kỳ các triệu chứng lâm sàng nào khác thì chưa chắn bạn đã bị nhiễm bệnh sán chó. Cũng xin nói thêm cho bạn được biết hiện nay xét nghiệm các loại giun sán nói chung và sán chó nói riêng cũng nên thận trọng vì tỷ lệ dương tính giả rất cao, có khi lên đến 70%. Do đó nếu không thận trọng thì sẽ dễ dẫn đến việc dùng thuốc không cần thiết mà còn gây độc hại đến gan, thận của mình.
Mặt khác với các xét nghiệm bạn nêu chỉ có duy nhất dương tính Toxocara canis còn các xét nghiệm khác như công thức máu, đáng lưu ý là chỉ số bạch cầu ái toan như thế nào, men gan ra sao, chúng tôi cũng không thấy bạn đề cập đến.
Trường hợp của chồng chị chưa thể khẳng định là bị sán chó và điều trị 3 viên thuốc là khỏi bệnh, chị không thể dựa vào đó để mua thuốc giống như chồng rồi uống. Không loại trừ đó là một dương tính giả, đã dương tính giả thì dùng giả dược cũng có thể trở về âm tính chị nhé.
Detoxic có điều trị được bệnh sán chó không?
Câu hỏi: Gia đình em có người bị nhiễm sán chó Toxocara nhưng em không biết uống loại thuốc nào để điều trị? Em thấy trên mạng có nói trị bệnh sán chó bằng Detoxic và lá đu đủ. Vậy bác sĩ cho em hỏi có đúng như vậy không? Đ.T.T.N. TP.HCM
Trả lời: Thành phần của Detoxic và lá đu đủ là thảo dược, có trăng là kích thích tiêu hóa ăn ngon miệng và bổ sung một số men có lợi cho cơ thể. Detoxic chứa cỏ cây Thi có tác dụng làm tăng nhu động ruột và nhuận tràng.
Khi nhu động ruột tăng kèm theo nhuận tràng của thực phẩm chức năng Detoxic thì bã thức ăn và giun sán trong ruột có thể bị tống ra ngoài chứ không có tác dụng chữa bệnh sán chó trong máu. Do đó, không thể sử dụng lá đu đủ hay Detoxic để điều trị bệnh sán chó.
Trị sán chó đặc biệt lưu ý điều gì?
Bác sĩ cần hỏi kỹ tiền sử các bệnh nền của người bệnh, nắm chắc chống chỉ định khi dùng một số thuốc diệt ký sinh trùng. Trường hợp có bệnh nền về gan, thận, tiểu đường, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần có những liệu trình điều trị riêng.
Nhiễm sán chó thể ấu trùng di chuyển đến mắt
Sau khi kê toa cần tư vấn cho bệnh nhân biết uống thuốc A có tác dụng gì, cần uống khi nào? Tầm quan trọng của việc dùng thêm thuốc B là gì? Tại sao thuốc C cần uống khi đói? Hướng dẫn người bệnh tái khám khi nào? Khi tái khám thì cần xét nghiệm lại những gì? Nội dung xét nghiệm đó nhằm mục đích gì? Kết quả xét nghiệm hiện tại tiến triển như thế nào?
Tâm lý người bệnh thường lo lắng về bệnh tình, đặc biệt là khi thấy lượng kháng thể lúc tăng lúc giảm, bác sĩ cần giải thích rõ cho người bệnh hiểu. Thực tế có trường hợp sau điều trị một đợt mà kháng thể lại tăng lên mà không giảm.
Bác sĩ nên giải thích rõ và điều chỉnh thuốc khi cần thiết để mục đích cuối cùng là loại bỏ ấu trùng sán chó ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Sau khi điều trị kháng thể đã trở về bình thường chưa? Bệnh đã khỏi chưa, có cần tái khám nữa không? Giúp bệnh nhân và người nhà yên tâm.
Chúc anh chị nhiều sức khỏe.
Bác sĩ. Nguyễn Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
LỐI SỐNG LÀNH MẠNH ĐỂ KHÔNG BỊ ĐỘT QUỴ HỎI THĂM
Hiện nay,thời tiết đang nóng dần lên song người tuổi 50 vẫn nên chú ý mặc ấm vào sáng sớm, thường xuyên đi bộ và tập đứng một chân, ăn nhạt, bổ sung nattokinase...
Xem: 46333Cập nhật: 23.03.2021
ĂN ĐƯỜNG CÓ LỢI VÀ HẠI NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Đường cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu và trước tiên cho cơ thể để hoạt động và để não bộ tư duy .Đường là gia vị mang đến vị ngọt mà con người...
Xem: 58621Cập nhật: 17.03.2021
ĂN SÁNG THẬT SỰ CÓ QUAN TRỌNG ?
Tại sao cần ăn sáng mỗi ngày ? Có nhiều người cho rằng bữa ăn sáng không quan trọng nhưng thật ra nó rất quan trọng vì nó cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể...
Xem: 38825Cập nhật: 15.03.2021
SAU 25 NĂM BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG NGƯỜI VIỆT TĂNG GẤP ĐÔI
Theo thống kê hiện nay khoảng 3,5 triệu người Việt Nam đang mắc tiểu đường. Ước tính con số này không ngừng gia tăng, dự kiến thêm 80% vào năm 2045.
Xem: 49690Cập nhật: 13.03.2021