443 GIẢI PHÓNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN, HÀ NỘI 0985294298
Trang chủ - XÉT NGHIỆM - Chẩn Đoán Chính Xác Về Bệnh Sốt Rét

Chẩn Đoán Chính Xác Về Bệnh Sốt Rét

Chẩn đoán chính xác về bệnh sốt rét là một việc quan trọng vì giúp phát hiện bệnh sớm, chọn lựa thuốc sốt rét hiệu quả và ngăn bệnh diễn tiến nặng dẫn đến tử vong. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh sốt rét không đặc hiệu cho bệnh này mà còn có thể gặp ở nhiều bệnh khác. Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh sốt rét từ đơn giản đến phức tạp. Một số có thể thực hiện ngay bên cạnh giường của bệnh nhân, còn một số phải đòi hỏi có trang thiết bị và con người được đào tạo chu đáo.

Phát hiện qua lam máu nhuộm Giemsa sốt rét

Máu ngoại biên được kéo lên trên lam kính (giọt dầy và phết mỏng), được nhuộm Giemsa ở nồng độ 3% - 5% và soi ở kính hiển vi quang học với độ phóng đại 700 – 1.000 lần. Giọt dầy dùng để phát hiện ký sinh trùng sốt rét, phết mỏng dùng để xác định chẩn đoán loài ký sinh trùng khi có nghi ngờ.

Phải soi một thể tích 0,25 µl máu trước khi kết luận (khoảng 100 vi trường vật kính đầu nếu trung bình ở một vi trường có 20 bạch cầu).

Hình ảnh ký sinh trùng sốt rét Plasmodium malariae

Xét nghiệm lam máu dưới kính hiển vi có nhiều lợi điểm

Kỹ thuật có độ nhạy cao, trong điều kiện thực tế thì ngưỡng phát hiện thường ở vào khoảng 100 ký sinh trùng/µl máu.

Trả lời kết quả bao gồm chủng loại ký sinh trùng, các thể của ký sinh trùng và mật độ của các thể. Mật độ ký sinh trùng được tính theo dấu cộng (1+ - 4+, trên giọt dày) hay thể hiện qua số lượng kst/µl máu.

Tương đối ít tốn kém.

Với kính hiển vi có thể làm thêm các xét nghiệm khác hay có thể phục vũ các chương trình y tế khác như phòng chống lao, giun sán, các bệnh lây truyền qua đường tình dục,…

Có thể lưu giữ tiêu bản máu lại để kiểm tra sau đó.

Tuy nhiên xét nghiệm với kính hiển vi có 3 nhược điểm chính

Đòi hỏi thời gian và công sức, thường sẽ không có kết quả ngay.

Cần kính hiển vi tốt, hóa chất và kỹ thuật chuẩn, kỹ thuật viên được đào tạo kỹ và làm việc có trách nhiệm.

Do kết quả không có sớm nên việc điều trị thường sẽ được tiến hành trước khi có kết quả xét nghiệm nếu gặp phải trường hợp nghi ngờ sốt rét nặng.

Dù vậy cho đến nay, phương pháp làm xét nghiệm lam máu vẫn được coi là “chuẩn vàng” để chẩn đoán ký sinh trùng sốt rét cho dù có những kỹ thuật khác, vì có thể thực hiện được ở mọi nơi và chi phí rất thấp.

Phương pháp này còn được sử dụng để đếm số lượng ký sinh trùng có trong máu theo dõi hiệu lực của thuốc sốt rét (đếm ký sinh trùng dựa vào số lượng bạch cầu có cùng trong một vi trường của giọt dày).

Hoặc có thể áp dụng phương pháp này để đánh giá được mật độ tính bằng tỷ lệ hồng cầu nhiễm ký sinh trùng bằng cách soi ở phết mỏng.

Hình ảnh ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum

Các test dùng chẩn đoán sốt rét nhanh (RDT – Rapid Diagnostic Tests).

Đây là các test miễn dịch nhằm để phát hiện kháng nguyên của ký sinh trùng sốt rét. Lưu ý không sử dụng các test phát hiện kháng thể của ký sinh trùng để chẩn đoán bệnh sốt rét.

Hiện nay có các loại test chẩn đoán nhanh bệnh sốt rét

Test phát hiện kháng nguyên HRP – II (histidine rich protein II) được tiết ra bởi các thể vô tính và giao bào non của Plasmodium falciparum. Test này chỉ có thể phát hiện được Plasmodium falciparum.

Test phát hiện kháng nguyên men pLDH (parasite lactate dehydrogenase) của bốn loài ký sinh trùng. Test này chỉ có thể phân biệt được LDH của Plasmodium falciparum và LDH của ký sinh trùng không phải Plasmodium falciparum (nghĩa là của Plasmodium vivax, Plasmodium ovale và Plasmodium malariae). Trong thực tế thường hiểu đơn giản là dùng để phát hiện sốt rét do Plasmodium falciparum và sốt rét do Plasmodium vivax.

Test phát hiện được men aldolase của ký sinh trùng sốt rét.

Thường các test được trình bày ở dưới dạng một que thử, một cassette hay một tấm bìa cứng và đọc kết quả trong vòng 15 đến 20 phút (tùy theo nhà sản xuất). Test này có thể được thực hiện bởi bất kỳ nhân viên y tế nào khi đã được huấn luyện.

Lưu ý phải tuân thủ đúng thời điểm đọc kết quả và cách diễn giải kết quả theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Và cần lưu ý đến điều kiện bảo quản test (nhiệt độ môi trường chung quanh).

Phương pháp PCR (polymerase chain reaction)

Đây là một kỹ thuật sinh học phân tử, trong đó một đoạn gen của ký sinh trùng sẽ được nhân lên hàng triệu lần và sau đó được chạy điện di trên gel và nhuộm để phát hiện ký sinh sốt rét.

Đoạn gen của tiểu đơn vị 18S rPNA và CS (circumsporozoite) sẽ được sử dụng như là đích để phân biệt các loài Plasmodium. Lợi điểm chính của phương pháp PCR là khả năng có thể phát hiện ký sinh trùng ở những bệnh nhân có mật độ ký sinh trùng rất thấp (5 ký sinh trùng sốt rét), kỹ thuật PCR còn giúp phân biệt tái phát hay tái nhiễm của ký sinh trùng, hoặc ký sinh trùng kháng thuốc sốt rét,…

Phương pháp này chỉ thực hiện được ở một số viện nghiên cứu với trang thiết bị hiện đại và hóa chất đầy đủ, chưa áp dụng đến rộng rãi. Đối với ký sinh trùng sốt rét, kỹ thuật thường được áp dụng nhất là kỹ thuật nested PCR (CR lồng) với hai bước:

Bước một là xác định giống: PCR sẽ nhân bản gen đặc hiệu của giống Plasmodium. Sản phẩm khi thu được sẽ dùng cho bước hai.

Bước hai là xác định loài: PCR sẽ nhân bản gen đặc hiệu cho từng loài Plasmodium với các đôi mồi đặc hiệu cho từng loài.

Sản phẩm cuối cùng sẽ được phân tích bằng kỹ thuật điện di agarose gel 2% được nhuộm với ethidium bromide 25 µg/ml.

Phát hiện kháng thể chống ký sinh trùng sốt rét

Những kháng thể đặc hiệu chống lại ký sinh trùng sốt rét chỉ phản ánh việc bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét trong quá khứ. Do đó những test phát hiện được kháng thể chống ký sinh trùng sốt rét như những test RDT phát hiện kháng thể, IFAT (indireet immunofluorescence), IHA (indirect haemoagglutination), ELISA (enzyme-linked immunosorbent assay), RIA (radioimmunoassay)… chỉ được dùng trong việc điều tra dịch tễ học để đánh giá mức độ lưu hành của bệnh sốt rét trong cộng động, chứ không dùng để xác định tình trạng hiện có đang mắc bệnh sốt rét hay không.

Xét nghiệm huyết học

Số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit có thể giảm tùy thuộc theo mức độ thiếu máu.

Số lượng bạch cầu cho thấy bình thường hoặc giảm, không tăng bạch cầu ái toan.

Số lượng tiểu cầu thường giảm.

 

4 Biểu Hiện Của Bệnh Sán Chó Tuyệt Đối Không Nên Xem Thường

4 Biểu Hiện Của Bệnh Sán Chó Tuyệt Đối Không Nên Xem Thường

4 Biểu Hiện Của Bệnh Sán Chó Tuyệt Đối Không Nên Xem Thường. Là thể bệnh thường gặp nhất, thể này chủ yếu là gây ngứa rất khó chịu, ở người lớn thường...

Xem: 30308Cập nhật: 26.02.2023

Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán

Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?

Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán

Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh Phòng Khám Ánh Nga Đề Tài Nghiên Cứu Khoa

Xét Nghiệm Giun Sán Gồm Những Loại Nào? Chi Phí Bao Nhiêu?

Người Đàn Ông Phát Ban Mẩn Đỏ Khắp Người, Sau Ba Tháng Mới Tìm Ra Nguyên Nhân

Đau Mắt Đỏ, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

HÀ NỘI – PHÁT BAN MẨN ĐỎ KHẮP NGƯỜI, ĐI KHÁM PHÁT HIỆN NHIỄM KÝ SINH TRÙNG

Ăn hải sản sống, coi chừng nhiễm giun sán

TỔNG QUAN VỀ KÉM HẤP THU THỨC ĂN

HÀ NỘI – NHIỄM BA LOẠI KÝ SINH TRÙNG DO THÓI QUEN ĂN MỘT MÓN ĂN SÁNG

ẤU TRÙNG SÁN CHÓ DI CHUYỂN QUA DA GÂY NGỨA

VIÊM DA ĐỒNG TIỀN

Tại sao khám bệnh viện da liễu nhiều năm không hết ngứa?

Địa Chỉ Chữa Bệnh Giun Sán Chó Uy Tín Tại Hà Nội

SÁN TRONG NÃO GÂY RA CÁC TRIỆU CHỨNG NHƯ TÂM THẦN

BỆNH GIUN XOẮN

Địa Chỉ Điều Trị Bệnh Sán Dây Uy Tín Tại Hà Nội

TỔNG QUAN VỀ NHIỄM GIUN LƯƠN

Bị Ngứa Nổi Mẩn Toàn Thân Do Giun Sán, Người Phụ Nữ Đầu Hàng Vì Trị Nhiều Lần Không Khỏi

NHIỄM TRÙNG NÃO DO AMIP, VIÊM MÀNG NÃO DO AMIP NGUYÊN PHÁT

BÍ QUYẾT GIÚP ĐƯỜNG RUỘT KHỎE LẠI

Trị Bệnh Hôi Miệng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán

Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Ngứa Kéo Dài Do Nhiễm Giun Đũa Chó Mèo?

TÔI KHÔNG NGỜ ĐẾN MÌNH CŨNG BỊ NHIỄM SÁN CHÓ

Viêm Da Dị Ứng Kéo Dài Tôi Chỉ Mong Tìm Được Nguyên Nhân Để Chữa Trị.

Mẩn Ngứa Da Do Giun Sán Cách Phát Hiện Nhiễm Sán Trong Máu Gây Ngứa

BỆNH DO SÁN LÁ LỚN Ở GAN

Thuốc Điều Trị Giun Đũa Chó Tại Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Nhiễm Bệnh Sán Chó Mèo Toxocara?

Sán chó Những Dấu Hiệu Của Bệnh Sán Chó Chớ Nên Xem Thường

Bệnh Sán Chó Mèo Ở Người Có Trị Khỏi Hoàn Toàn Được Không?

Nếu Bị Giun Đũa Chó Mèo Điều Trị Ở Đâu Bao Lâu Thì Khỏi?

Lý Do Tại Sao Bệnh Sán Chó Lại Gây Ngứa Kéo Dài?

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Da Do Giun Đũa Chó Mèo

Cách Nhận Biết Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Do Nhiễm Giun Sán

Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không?

Dấu Hiệu Nhận Biết Sán Lên Não

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIUN ĐŨA, LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT ĐÃ MẮC GIUN ĐŨA

Tại Sao Trẻ Em Mắc Giun Kim Lại Ngứa Hậu Môn, Khám Trị Ở Đâu?

Bằng Cách Nào Sán Dây Chó Echinococcus Có Thể “Đột Nhập” Vào Tới Phổi Người Bệnh?

Bị Ngứa Da Do Giun Sán Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị

Mắt Bị Mờ Do Giun Sán Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị

Điều Trị Bệnh Sán Chó Tại Phòng Khám Bệnh Giun Sán Ánh Nga

Sán Chó Có Lây Không?

KHI NÀO CẦN LÀM XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM NHẤT CỦA NỔI MỀ ĐAY KÉO DÀI LÀ GÌ?

SÁN LÁ GAN CÓ NGUY HIỂM CHO NGƯỜI ?

NHỮNG DẤU HIỆU BẠN ĐÃ BỊ NHIỄM SÁN XƠ MÍT

Cách nhận biết trẻ bị nhiễm giun sán dành cho ba mẹ

Cảnh báo những loại giun sán thường gặp ở trẻ em, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm

THANH NIÊN 19 TUỔI CHẾT VÌ BỆNH SÁN CHÓ

Nổi mề đay do sán chó là gì và chữa trị bằng cách nào?

MÙA KHÔ KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT ẨN NÁU TRONG MÁU

Rận mu - Cách phát hiện và đề phòng

Bệnh ký sinh trùng lây qua đường thực phẩm

Muốn Trị Dứt Điểm Nhiễm Ký Sinh Trùng Mèo Toxoplasma Thì Phải Làm Sao

Giun Sán Gây Ngứa Da: Coi Chừng Ấu Trùng Lạc Chỗ

Điều Trị Giun Lươn Strongyloides Biến Chứng Nặng Theo Phác Đồ 15 Ngày

Biểu hiện nào cho thấy đã bị nhiễm sán chó?

Sán lá gan: Phương pháp điều trị và chi phí chữa bệnh sán lá gan

Làm thế nào để bắt con sán xơ mít dài 12 mét ra khỏi cơ thể?

Cảnh báo những loại thực phẩm có thể khiến bạn ôm hận vì sán xơ mít

Phương pháp điều trị bệnh ký sinh trùng mèo

Khám Bệnh Ký Sinh Trùng Giun Sán Ở Đâu

Tác Hại Và Triệu Chứng Của Bệnh Giun Đũa

Quy Trình Xét Nghiệm Echinococcus IgG

Một Số Điều Cần Biết Về Ký Sinh Trùng Demodex Trên Da Người

Nguyên Nhân Và Tác Hại Của Bệnh Giun Chỉ Bạch Huyết

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Echinococcus

Những Điều Cần Biết Về Giun Hình Ống

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Amip Ở Não

Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó

Copyrights © 2020 BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA, SỐ 443 GIẢI PHÓNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI
Chia sẻ: google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

Chẩn Đoán Chính Xác Về Bệnh Sốt Rét

điều trị bệnh sốt rét uy tín

điều trị bệnh sốt rét uy tín nhất tại tp.hcm