Triệu chứng sán chó nguy hiểm như thế nào
Cách đây 1 năm tôi đi khám và làm xét nghiệm máu phát hiện mình bị sán chó, bác sĩ cho tôi uống thuốc Albendazol 400mg, 2 tuần nhưng không hết. Trong tuần tiếp theo tôi tự ý uống thuốc như trên thêm 10 ngày vẫn không hết. Vậy cho tôi hỏi làm thế nào có thể trị sán chó dứt được và cho hỏi thêm là trị bằng cách nào, uống thuốc hay có phẫu thuật không?
Trả lời:
Sán chó cũng còn gọi là bệnh sán chó hay bệnh giun đũa chó, được gọi với tên khoa học là Toxocara canis. Chúng có hình tròn và dài giống như giun đũa ở người, dân gian còn gọi là sán chó.
Người ta bị nhiễm sán chó là do ăn phải trứng sán có trong phân khi chó thải phân ra trên đất. Trẻ con thường dễ bị nhiễm sán chó do hay chơi đùa dưới mặt đất, bốc thức ăn ở dưới đất rồi bỏ vào miệng hay ở trong nhà có nuôi chó.
Trứng sán chó sau khi đi vào trong ruột người sẽ nở thành các larvae sán (tức là thể sán chó còn nhỏ) và theo máu di chuyển tới các cơ quan của người như gan, não bộ, phổi, mắt,... và gây ra bệnh ở các cơ quan này.
Triệu chứng sán chó gây nguy hiểm:
Dấu hiệu bị sán chó tùy thuộc vào vị trí và kích thước của nang sán. Thể nang sán tổ ong bắt đầu ở gan nhưng có thể lan sang các cơ quan khác, chẳng hạn như phổi hoặc não. Khi gan bị ảnh hưởng thì người bệnh có thể bị đau bụng, sụt cân và vàng da. Bệnh nếu ảnh hưởng đến phổi gây nên đau ngực, khó thở và ho.
Người mắc bệnh khi ăn phải trứng sán chó đã hoá phôi. Nhưng các ấu trùng này từ trứng nở ra sẽ không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành và sẽ đi khắp trong cơ thể người trong vài tháng đến nhiều năm. Các ấu trùng này sẽ gây tổn thương tại những nơi mà chúng đến, làm nên bệnh sán chó ở người.
Đa số người bị nhiễm sán chó không có triệu chứng gì nhưng cũng có thể có dấu hiệu như mệt mỏi, đau bụng, ăn không ngon, giảm cân, ngứa, nóng sốt, ho như bị suyễn do larvae đến phổi gây viêm phổi,... đến mắt có thể gây viêm mắt hay gây bệnh ở võng mạc của mắt làm giảm thị lực, có thể gây mù, nếu larvae sán đến não bộ có thể gây nhức đầu, kinh giật.
Mức độ tổn thương của cơ thể tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như cơ quan chúng xâm lấn: gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt,… Các thể lâm sàng của bệnh sán chó được mô tả như sau:
Thể ấu trùng di chuyển đến nội tạng (visceral larva migrans ), chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi với các triệu chứng như sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn, bạch cầu ái toan tăng (tỷ lệ có thể đến 70%), các globulin miễn dịch IgM, IgG và IgE trong máu tăng. Ngoài ra còn có thể gặp triệu chứng viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị tổn thương với triệu chứng như co giật, triệu chứng tâm thần kinh hay bệnh lý ở não.
Thể ấu trùng di chuyển ở mắt (ocular larva migrans), gặp ở trẻ em từ 5 đến 10 tuổi với triệu chứng làm giảm thị lực một bên mắt hoặc đôi khi bị lé mắt. Mức độ suy giảm thị lực tuỳ thuộc vào vùng bị tổn thương (võng mạc, điểm vàng) có thể dẫn tới mù loà.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Nổi Mề Đay
Mề đay là tình trạng sưng tấy đỏ, ngứa, hơi nhô lên thành mảng hoặc vệt dài. Tình trạng sưng tấy này là do giải phóng các chất hóa học (như histamine) từ các...
Xem: 691Cập nhật: 12.12.2024
Tổng Quan Về Bệnh Động Mạch Vành (CAD)
Bệnh động mạch vành là tình trạng cung cấp máu cho cơ tim bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ.
Xem: 1022Cập nhật: 07.12.2024
Bổ Sung Kẽm
Kẽm, một khoáng chất cần thiết với số lượng nhỏ cho nhiều quá trình trao đổi chất. Nguồn thực phẩm bao gồm hàu, thịt bò và ngũ cốc tăng cường. Thực phẩm...
Xem: 1539Cập nhật: 04.12.2024
Bệnh Giun Lươn
Bệnh giun lươn là bệnh nhiễm trùng do giun tròn Strongyloides stercoralis gây ra, xâm nhập vào cơ thể khi da trần tiếp xúc với đất bị nhiễm giun, hoặc ăn phải trứng...
Xem: 1985Cập nhật: 28.11.2024