Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Chỉ Bạch Huyết
Nguyên nhân gây bệnh giun chỉ bạch huyết là gì?
Nguyên nhân gây bệnh giun chỉ bạch huyết là do nhiễm một trong ba loại giun chỉ có tên khoa hoạc Wuchereria bancrofti, Brugia malayi, hay Brugia timori. Ở nước ta, chủ yếu do hai loại Wuchereria bancrofti và Brugia malayi. Không như những bệnh nhiễm giun sán khác nguyên nhân do lây truyền qua đất, nguyên nhân lây nhiễm giun chỉ bạch huyết là do muỗi chích đốt.
Tuy hình thể, đặc điểm dịch tễ và sự phân bố địa lý có nhiều sự khác biệt nhưng bệnh lý, cách chẩn đoán, điều trị và cũng như phòng là giống nhau
Hình thể giun chỉ bạch huyết
Giun chỉ Wuchereria bancrofti Giun trưởng thành : Màu kem ngả trắng, có kích thước thường thay đổi 24 – 99mm, mảnh mai như sợi chỉ. Giun đực dài trung bình 35mm, chiều ngang khoảng 0,1mm. Giun cái dài trung bình 65mm. Vỏ bọc , bên ngoài láng.
Giun đực và cái thường sống cuộn tròn vào nhau như một cuộn chỉ rối trong hệ bạch huyết làm cản trở sự lưu thông của bạch huyết. Giun cái có từ tử cung, phần trên tử cung chứa nhiều trứng.
Trứng giun chỉ có một màng tạo thành vỏ hoặc áo cua ấu trùng, sau khi ấu trùng được đẻ. Sau khi được đẻ, ấu trùng giẫy dụa mạnh gây dãn màng trứng, nhưng sau đó màng trứng vẫn còn tồn tại.
Ấu trùng giun chỉ Kích thước dài # 275 – 300 µm, ngang # 9 µm, có khoảng trống ở đầu ngắn, thân uốn éo đều đặn, chứa đựng nhiều hạt nhiễm sắc nhỏ (nhân thân), nhưng không đi đến mút đuôi, đuôi nhọn.
Giun chỉ Brugia malayi
Giun trưởng thành : mảnh và ngắn hơn so với giun chỉ Bancroft, giun đực dài 10 – 20 mm, giun cái dài 40 – 50mm.
Ấu trùng giun chỉ (phôi giun chỉ): Kích thước dài khoảng 115 µm, ngang 5 đến 6 µm chúng cuốn cong vào nhau, rồi xoắn lại, khoảng trống ở đầu có chiều dài hơn chiều rộng. Bên ngoài là vỏ bao, nhân bên trong nhiều to đậm, đoạn cuối đuôi có 2 nhân rõ rệt.
Chu kỳ phát triển giun chỉ bạch huyết như thế nào?
Giun chỉ cái đẻ ra phôi, phôi di chuyển từ hệ bạch huyết sang hệ tuần hoàn, nhưng chỉ xuất hiện ở máu ngoại biên theo những giờ nhất định (thường từ 20 giờ - 3 giờ sáng).
Khi muỗi hút máu người bệnh, phôi ở trong dạ dày muỗi từ 1 – 2 giờ, sau đó mất bao bọc ngoài, xuyên qua thành dạ dày vào xoang đại thể của muỗi, biến thành ấu trùng I, sau 2 lần lột xác sẽ chuyển thành ấu trùng III, và di chuyển đến cơ ngực, sau đó tiến đến vòi muỗi.
Khi muỗi đốt người, ấu trùng vào máu ngọại biên rồi đến hệ bạch huyết và phát triển thành giun chỉ trưởng thành. Thời gian phát triển trong muỗi kéo dài từ 2 – 6 tuần lễ, phụ thuộc nhiều ở nhiệt độ, ẩm độ và loài muỗi. Nếu phôi không được muỗi hút sẽ chết độ vài tháng sau.
Tất cả các giống muỗi đều có thể là KCTG của giun chỉ. Riêng ở Việt Nam, có hai loại muỗi chính truyền bệnh W.bancrofti là muỗi Culex quinquefasciatus và Anopheles hyrcanus. Giống muỗi chính truyền bệnh B.malayi B.malayi là muỗi Mansonia spp.
Dịch tễ giun chỉ bạch huyết
Giun chỉ W.bancrofti phân bổ rộng khắp thế giới: Châu Á, Châu Phi, Châu Đại Dương. Giun chỉ B.malayi gặp ở Ấn Độ, phía Nam Trung Quốc, Đông Nam Á và Triều Tiên.
Ở Việt Nam, B.malayi chiếm đa số các trường hợp nhiễm giun chỉ đạ gặp (78%). Các tỉnh đồng bằng sông Hồng phía Bắc như : Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương thường gặp B.malayi trong khi ở miền Nam lại nhiễm W.bancrofti.
Năm 1980 phát hiện một ổ dịch bệnh tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Đến nay bệnh chỉ còn rải rác. Cả hai loại giun chỉ tại Việt Nam đều có tính chất chu kỳ đêm, mật độ phát hiện môi trong máu ngọai biên cao nhất từ 20 giờ đến 3 giờ sáng.
Điều trị các yếu tố dịch tể về nhiễm giun chỉ cho thấy : bệnh phổ biến ở vùng nông thôn. Tỷ lệ bệnh khác nhau giữa vùng đồng bằng, trung du và miền núi theo mức độ giảm dần. Bên cạnh đó, có những đặc điểm dịch tễ riêng của người và muỗi liên quan đến tỷ lệ bệnh như :
Người trong tuổi lao động dễ bị muỗi đốt hay sinh hoạt lao động ngoài trời, ở trần; lao động ban đêm dễ bị muỗi đốt nên tỷ lệ nhiễm ở những đối tượng này nhiễm cao hơn. Tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ không khác biệt nhau nếu điều kiện lao động như nhau. Tỷ lệ nhiễm ở trẻ em thấp.
Nếu muỗi truyền bệnh có mật độ cao trong môi trường, muỗi có tuổi sinh lý cao, ưa thích máu người thì tỷ lệ bệnh cao.
Triệu chứng lâm sàng bệnh giun chỉ bạch huyết
Bệnh giun chỉ có tính cách âm thầm, mạn tính. Có sự khác nhau về biểu hiện lâm sàng giữa những cá thể sống trong những điều kiện dịch tễ khá đồng nhất là một trong những biểu hiện đặc thù của bệnh giun chỉ bạch huyết.
Ở cá thể khỏe mạnh : Nhiều cá thể sống trong vùng nội dịch chỉ có hoặc biểu hiện lâm sàng hoặc ký sinh trùng. Một số bệnh nhân thử nghiệm miễn dịch dương tính cao hơn một cách có ý nghĩa so với những người có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, thực tế khó biết đó là hiện tượng đề kháng của ký sinh trùng hay sự nhiễm bệnh không triệu chứng.
Cá thể có phôi giun chỉ nhưng không có triệu chứng lâm sàng: Các nghiên cứu thường phát hiện phôi giun chỉ trong máu ngọại biên ở những cá thể không có biểu hiện lâm sàng kèm theo phản ứng miễn dịch âm tính với kháng nguyên đặc hiệu. Đây là những người lành mang mầm bệnh trong vùng nội dịch trọng điểm. Họ góp phần làm cho bệnh lan rộng.
Biểu hiện lâm sàng
Độc tố do giun trưởng thành gây ra những biểu hiện cấp tính ở mạch bạch huyết (tỷ lệ với số giun ký sinh). Lâu ngày, các biến chứng do ngừng trệ lưu thông bạch huyết, tạo nên những thương tổn nặng hay nhẹ tùy theo số lượng giun.
Những biểu hiện cấp tính : Viêm bạch huyết tái đi tái lại
Bệnh phát triển sau khi nhiễm giun khoảng 2 – 3 tháng, thường gặp trong vùng nội dịch.
Những đợt sốt cao, nhức đầu, nôn ói.
Thường khi đau ngực hay đau bụng rất dữ dội (có thể chẩn đoán nhầm với những bệnh khác) và gây viêm những nhánh bạch huyết lớn sâu, thường đi kèm phù da trên hạch tiếp xúc. Những đợt viêm bạch huyết tái đi tái lại, tiến trển ly tâm bắt đầu từ vùng hạch (phân biệt viêm hạch bạch huyết do vi khuẩn thường luôn tiến triển từ ngọại vi ổ nhiễm trùng hướng về vùng hạch tương ứng).
Vùng hạch thường bị là viêm tinh hoàn, mào tinh, hạch vùng bẹn. Không nhạy cảm với điều trị kháng sinh, những đợt viêm hạch bạch huyết tự nhiên khỏi, sau 4 – 5 ngày tái lại, càng về sau càng ít.
Những biểu hiện mạn tính
Phù voi do ngừng trệ mạch bạch huyết
Sau nhiều năm tái nhiễm (tối thiểu 2 năm đối với những người sống trong vùng nội dịch), bệnh tiến triển ngày càng nặng, xơ hóa dần hạch và mạch bạch huyết lớn, làm trướng mạch bạch huyết, đặc biệt là mạch ở thượng nguồn, càng lúc càng dị hình, da nhăn nheo như da voi, đó là hiện tượng phù voi.
Hai vị trí thường gặp của phù voi là chân và bìu. Đôi khi có phù voi ở cánh tay, môi lớn, vú. Da hằn những khối tĩnh mạch trướng to, nút nẻ, loét, bao bởi những gai sừng phì đại kiểu mụn cóc, càng lúc cáng dị hình. Trong giai đoạn này thường không thấy phôi giun chỉ trong máu.
Tăng bạch cầu ái toan nhiệt đới.
Biểu hiện lâm sàng giống như suyễn, gặp ở một số ít người sống trong vùng nội dịch giun chỉ . Những bệnh nhân này có các đặc tính sau :
Bạch cầu ái toan tăng rất cao (thường trên 3000 /µL, máu), và tăng IgE cao trong huyết thanh. Những bệnh nhân này không phát hiện phôi giun chỉ trong phết máu ngọại biên. Điều trị diethylcarbamazine sẽ làm giảm đáng kể bạch cầu ái toan và IgE trong huyết thanh.
Những test về chức năng hô hấp cho thấy có những dấu hiệu hạn chế cũng như tắc nghẽn, bệnh nhân có tăng BCTT phổi nhiệt đới không được điều trị, bệnh có thể tiến triển đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do xơ hóa mô kẽ.
Biến chứng của bệnh giun chỉ bạch huyết
Sự sơ hóa và nghẽn mạch bạch huyết có thể làm vỡ vào trong các nội tạng: nhất là thận, ống dẫn tiểu, bọng đái đưa đến: Đái dưỡng trấp : Nước tiểu trắng đục như nước vo gạo trong chứa phôi giun chỉ.
Hay có thể vỡ trong âm đạo, bìu.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể tiểu ra máu, bội nhiễm nhiều loại vi khuẩn với những đợt nhiễm khuẩn huyết có thể đưa đến tử vong. Những dợt viêm tinh hoàn, ống mào tinh, viêm thừng tinh có thể đưa đến vô sinh.
Dấu hiệu lâm sàng giun chỉ bạch huyết
Thường khó trong giai đoạn viêm mạch bạch huyết cấp. Khi đó cần chú ý đến tính chất tái đi tái lại và yếu tố dịch tễ của bệnh nhân. Dễ dàng khi đã có phù voi hoặc đái dưỡng trấp.
Xét nghiệm giun chỉ bạch huyết
Phương pháp trực tiếp: Phương pháp đơn giản và thường được dùng là lấy máu ngoại biên từ 8 giờ tối đến 3 giờ sáng để tìm phôi giun chỉ. Trường hợp âm tính, nghi ngờ làm thêm phương pháp tập trung : Knott hay Harris.
Đái dưỡng trấp : Tìm phôi giun chỉ trong nước tiểu dưỡng trấp.
Sinh thiết mạch bạch huyết: Tìm giun chỉ trưởng thành.
Phương pháp gián tiếp : Tìm kháng thể trong máu bằng phương pháp huyết thanh miễn dịch, áp dụng kỹ thuật ELISA, hay tìm kháng nguyên giun chỉ bằng phương pháp kháng thể đơn dòng.
Kỹ thuật PCR cho biết kết quả rất tốt với độ nhạy và đặc hiệu cao trên 98% nhưng không khả thi trong cộng đồng.
Điều trị giun chỉ bạch huyết
Chưa có thuốc điều trị giun trưởng thành.
Trong giai đoạn cấp, chủ yếu điều trị triệu chứng : nằm nghỉ, băng ẩm, giảm đau, kháng viêm, kháng hostamine, kháng sinh nếu có bội nhiễm them vi khuẩn.
Thuốc đặc trị : Diethylcarbamazine (DEC), thương hiệu Notezine 100mg, liều 6 mg/kg/ngày x 3 tuần.
Điều trị ngọại khoa bằng phẫu thuật tái tạo lưu thông bạch huyết qua vùng tắc nghẽn để giải quyết các hiện tượng phù voi, tuy nhiên kết quả vẫn còn hạn chế.
Phòng bệnh giun chỉ bạch huyết
Bệnh giun chỉ bạch huyết được lan truyền do muỗi đốt. Vì vậy, công tác phòng chống bao gồm đồng thời việc điều trị bệnh nhân có phôi giun chỉ trong máu và công tác phòng chống muỗi.
Phòng chống muỗi đốt : diệt muỗi, diệt ấu trùng và ngăn ngừa muỗi dốt.
Phát hiện người mang giun chỉ, điều trị phôi bằng các cho uống DEC từ đó cắt đứt nguồn nguồn lây truyền.
Liên hệ khám bệnh giun sán tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Thời gian mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị bệnh giún, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Nguyễn Ánh
P
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Những Điều Cần Biết Về Bệnh Giun Sán
Nhiều người thường chủ quan cho rằng giun sán chỉ gây ngứa, mủ và viêm da, nhưng có nhiều trường hợp chúng có thể di chuyển và phá hủy các bộ phận khác như...
Xem: 79221Cập nhật: 26.12.2019
Tiếp Xúc Với Chó Mèo Có Nhiễm Bệnh Sán Chó Không
Thói quen ăn rau, hải sản, thịt tái, sống, môi trường ô nhiễm, việc nuôi thú cưng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm ấu trùng giun sán. Bệnh sán chó hiện...
Xem: 95755Cập nhật: 24.12.2019
Bệnh Giun Đũa Chó Có Thể Trị Khỏi Hoàn Toàn Được Không
Bệnh có thể trị khỏi hoàn toàn nếu chị được uống thuốc có nguồn gốc rõ ràng, đúng, đủ liều, đủ thời gian. Bên cạnh đó các bác sĩ phải biết phối hợp...
Xem: 112383Cập nhật: 20.12.2019
Tư Vấn Thuốc Đúng Cách Về Bệnh Giun Đũa Chó
Tôi uống thuốc mới 2 tháng thì xét nghiệm đã đủ chưa? Kết quả dương tính là kết quả thật hay giả? Chồng tôi cũng bị nhiễm giun đũa chó nhưng uống Invermectin:...
Xem: 68371Cập nhật: 18.12.2019