Những Điều Cần Biết Về Bệnh Giun Sán
Nhiều người thường chủ quan cho rằng giun sán chỉ gây ngứa, mủ và viêm da, nhưng có nhiều trường hợp chúng có thể di chuyển và phá hủy các bộ phận khác như não, cơ tim, mắt.
Giun sán có nguy hiểm không?
Bệnh giun sán có đa số nhiều loại, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam như là sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó mèo, amíp, sán máng, sán gạo heo và sán lá phổi.
Trong đó, mỗi loại sẽ gây một sức tàn phá khác nhau đối với cơ thể. Chúng có thể di chuyển lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ngứa, mủ và viêm da. Biểu hiện rõ ràng và thường dễ nhận biết nhất khi bị giun sán là ngứa da.
Khi xâm nhập vào trong cơ thể người, chúng không phát triển ngay thành những con giun nhỏ, mà tiếp tục tồn tại ở dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u di chuyển được trong da và mô mềm, thường hay xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng,…
Khối u này sẽ dần chuyển thành một nốt nhỏ hoặc một khối phù nề, gây ra những tổn thương đối với hệ thần kinh trung ương cũng như làm rối loạn tri giác, liệt nửa người, hôn mê.
Ngoài ra, ấu trùng giun lươn còn có thể di chuyển vào nội tạng như gan, phổi, gây đau bụng, ho, đau ngực, khó thở.
Nếu chúng di chuyển vào mắt thì sẽ gây nên xuất huyết, giảm thị lực, dẫn đến mù lòa.
Còn khi chúng chui vào trong hốc tai, hốc mũi sẽ gây ra hiện tượng nhức tai, viêm mũi.
Loại sán ăn não nguy hiểm nhất hiện nay, tiêu biểu nhất là sán chó (dễ có trong rau sống, thịt sống, tái, gỏi cá), ấu trùng sán gạo heo (có trong thịt lợn không nấu kỹ, tiết canh), ấu trùng giun lươn (có trong rau sống, động vật thủy sinh như ốc, sò hấp, có thể gây tử vong).
Theo bác sĩ, các loại giun sán nguy hiểm, dễ gặp tùy thuộc theo vùng miền. Ở Miền Bắc, người ta chủ yếu bị sán gạo heo là do thói quen ăn tiết canh. Hiện nay nhiều người cũng hay nhiễm sán chó mèo nhưng các trung tâm y tế lại ít quan tâm đến việc điều trị nên dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Giun sán có thể tồn tại hàng chục năm trong cơ thể người
Trong đó, tiết canh, gỏi cá, thịt tái, bò lúc lắc, rau sống là những thực phẩm hay chứa ấu trùng giun sán nhất hiện nay.
Nhiều người vẫn ăn những thực phẩm này và tự tin rằng mình không gặp những rắc rối. Nhưng chúng ta cần hiểu rằng không phải lúc nào ấu trùng giun sán đi vào bên trong cơ thể sẽ gây ra phản ứng nguy hiểm ngay lập tức.
Chẳng hạn, khi bạn ăn phải tiết canh lợn có chứa ấu trùng sán gạo lợn, chúng sẽ xuyên qua thành ruột rồi lên não và tồn tại hàng chục năm, tạo thành vôi trong não. Một số trường hợp sau 5 đến 7 năm chúng sẽ gây viêm và tử vong cho người bệnh.
Thời gian này tùy thuộc vào cơ địa và hệ miễn dịch của từng người. Do đó, mọi người tuyệt đối không nên được chủ quan.
Khi nhiễm giun sán cơ thể sẽ bị tác động một cách âm ỉ kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng cơ thể, thể chất, tinh thần và trí tuệ, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Phụ nữ trưởng thành và trong độ tuổi sinh sản, việc nhiễm giun sán sẽ gây thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi, thậm chí dẫn tới sinh non, thiếu cân, tử vong.
Đặc biệt, Việt nam là nước có khí hậu nhiệt đới, điều kiện nhiệt độ ẩm, tập quán sinh hoạt cũng như vệ sinh môi trường lại rất thích hợp cho sự phát triển và lây nhiễm của các mầm bệnh ký sinh trùng.
Người bị mắc giun sán bên cạnh do ăn uống, việc vô tình sờ vào vật dụng dính phải ấu trùng cũng có thể mắc bệnh.
Chúng ta thường được khuyến cáo nên tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần. Nhưng thuốc này chỉ tiêu diệt được những loại giun có trong ruột, có thể như giun móc, giun tóc, giun lươn, giun kim. Thực chất có rất nhiều ấu trùng giun sán khác tập trung trong máu, nên thuốc tẩy giun khó có tác dụng được với chúng. Vì vậy, việc phòng ngừa giun sán và tránh tái nhiễm là rất cần thiết. Chúng ta nên đi xét nghiệm giun sán 6 đến 12 tháng một lần.
Lưu ý, không nên ăn các thức ăn chưa nấu chín như phở bò tái, hải sản sống hoặc tái,… Những người hay bị ngứa da, chữa da liễu không khỏi thì nên làm xét nghiệm giun sán.
Liên hệ khám và điều trị bệnh giun sán. Mời bạn tới Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội, do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh giun sán và các bệnh mẩn ngứa da, dị ứng do giun sán gây ra. Đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ: Nguyễn Mỹ Hạnh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Hôi Miệng, Cách Loại Bỏ Mùi Hôi Miệng
Chứng hôi miệng nghe có vẻ là một điều khá đáng sợ khi được chẩn đoán. Trên thực tế, chứng hôi miệng chỉ là thuật ngữ y khoa để chỉ hơi thở có mùi...
Xem: 1935Cập nhật: 19.08.2024
Dấu Hiệu Cảnh Báo Sớm Đột Quỵ
Tình trạng đột quỵ thoáng qua (TIA), tình trạng choáng váng hoặc lú lẫn có thể báo hiệu cơn đột quỵ trước một tháng.
Xem: 3168Cập nhật: 30.07.2024
Người Đàn Ông Não Chi Chít Sán Chỉ Vì Một Món Ăn
Có lẽ bắt đầu từ 5 đến 6 năm trước, bố tôi thường xuyên bị chóng mặt nhẹ và ngất xỉu vài lần trong vài năm qua
Xem: 5418Cập nhật: 06.07.2024
Chân Nổi Nhiều Mụn Ngứa, Chữa Da Liễu Không Khỏi, Xin Bác Sĩ Tư Vấn!
Em chào Bác sĩ, em ở Hà Tĩnh là mẹ của bé 5 tuổi, cháu bị ngứa da, nổi mụn ngứa ở hai bên cẳng chân kéo dài khoảng ba năm nay chữa da liễu không khỏi.
Xem: 8657Cập nhật: 12.06.2024