Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Sán Lá Gan Nhỏ
Tác nhân gây bệnh Sán lá gan nhỏ (SLGN) ở Việt Nam do Clonorchis sinensis hoặc Opisthorchis viverrini ký sinh trong đường mật gây nên.
Phương thức nhiễm bệnh:
Sán trưởng thành ký sinh ở đường mật, đẻ trứng → theo phân ra ngoài môi trường nước → ốc nuốt nở ra ấu trùng → cá nước ngọt → người ăn phải cá có ấu trùng sán (vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành rồi ký sinh và gây bệnh ở đường mật) → Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng nang trong cá đến khi thành sán trưởng thành khoảng 26 ngày.
Phân bố cho đến nay bệnh Sán lá gan nhỏ được biết lưu hành ít nhất ở 18 tỉnh, thành tại Việt Nam.
Chẩn đoán bệnh:
Tiền sử: có ăn gỏi cá, cá chưa nấu chín hoặc sống trong vùng có tập quán ăn gỏi cá.
Lâm sàng:
Đau tức vùng gan.
Ậm ạch khó tiêu, kém ăn.
Thường có rối loạn tiêu hoá.
Đôi khi có xạm da, vàng da.
Có thể có dấu hiệu gan to hay xơ gan tuỳ thuộc mức độ và thời gian mắc bệnh.
Xét nghiệm:
Xét nghiệm phân có trứng Sán lá gan nhỏ trong phân hoặc dịch tá tràng.
Siêu âm gan có hình ảnh gan tăng, ống mật có thể bị giãn, thành ống mật và thành túi mật dày.
Điều trị bệnh: Praziquantel
Phòng bệnh:
Không ăn cá chưa được nấu chín như gỏi cá, cá rán hoặc nấu chưa chín dưới mọi hình thức.
Không nên dùng phân người nuôi cá, không phóng uế xuống các nguồn nước.
Liên hệ xét nghiệm và điều trị ký sinh trùng giun sán tại Phòng khám bệnh giun sán 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Giờ mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh giun sán, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Sán Lá Gan Lớn
Sán lá gan lớn có hai loài là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica. Loài Fasciola hepatica thường phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á. Loài Fasciola gigantica...
Xem: 73858Cập nhật: 29.02.2020
Ngứa Mu Bàn Chân Do Nhiễm Giun Sán
Ngứa ở mu bàn chân, trên mu bàn chân xuất hiện đường dài nổi mẩn ngứa. Hiện tượng ngứa ở mu bàn chân thì có rất nhiều nguyên nhân nhưng trên mu bàn chân lại...
Xem: 66483Cập nhật: 28.02.2020
Xét Nghiệm Đặc Trị Bệnh Giun Đũa Chó Ở Người
Giun đũa chó (Toxocara canis) một bệnh hay nhiễm ở người do ký sinh trùng. Đây là một bệnh do ký sinh trùng ký sinh lạc chủ gây ra, bởi vì vật chủ ký sinh của chúng...
Xem: 64832Cập nhật: 27.02.2020
Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị Bệnh Sán Chó
Người mệt mỏi làm việc kém tập trung, đôi khi ngứa da và dị ứng, cảm giác nhột nhột châm chích dưới da là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân đến khám và...
Xem: 66605Cập nhật: 26.02.2020