Chẩn Đoán Và Phòng Ngừa Bệnh Sán Dây Lợn
Bệnh ấu trùng sán gạo heo là bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng sán dây lợn (Cysticercus).
Người bị nhiễm bệnh có thể có rất ít hoặc không có triệu chứng trong nhiều năm, có những u chắc không đau khoảng 1-2cm ở dưới da và ở cơ hoặc có triệu chứng đến thần kinh nếu não bị ảnh hưởng. Sau nhiều năm, các u này chuyển sang đau rồi sưng phù rồi lại hết sưng. Ở các nước đang phát triển, tình trạng u hết phù chính là những nguyên nhân thường gặp nhất gây co giật.
Bệnh sán dây lợn (tên khoa học: Cysticercosis) là một bệnh mạn tính có tổn thương ở da, cơ, não của lợn. Người do các u nang sán lợn (trong có đầu sán) gây nên là tác nhân do sán dây ký sinh trong ruột non. Sán dây lợn là bệnh ký sinh trùng lây truyền giữa động vật và người. Trong đó lợn đóng vai trò là vật chủ trung gian lây bệnh mang trong mình các ấu trùng sán dây.
Biểu hiện lâm sàng tuỳ theo vị trí cư trú của nang ở da ảnh hưởng tới thẩm mỹ, ở não có thể gây động kinh, giảm trí nhớ hoặc rối loạn vận động.
Sán lợn nguy hiểm như thế nào?
Nhiễm sán dây lợn có thể xảy ra khi ăn thịt lợn sống, chưa nấu chín hoặc quản lý phân chưa tốt. Sau khi lợn ăn phải thức ăn chứa ấu trùng sán, ấu trùng này chui qua thành ruột vào hệ thống tuần hoàn và đi khắp cơ thể lợn. 24-72 giờ kể từ khi ăn phải, ấu trùng này sẽ cư trú ở các mô liên kết hoặc các cơ, sau 2 tháng, ấu trùng này tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài.
Lợn mà mắc phải ấu trùng sán được gọi là lợn gạo. Sau thời gian phát triển 2-4 tháng, ấu trùng này có khả năng lây nhiễm.
Nếu người ăn phải thức ăn có kén sán chưa chết vào dạ dày, dưới tác dụng của dịch vị, ấu trùng này thoát khỏi vỏ kén để phát triển thành sán trưởng thành ký sinh ở ruột non. Thời gian hoàn thành chu kỳ khoảng 5-7 tháng. Tuổi thọ sống của sán dây lợn 20-30 năm, có thể rất lâu tới 70 năm.
Sán gạo heo là bệnh mạn tính gây tổn thương ở da, cơ, não,... Chúng có thể sinh sống trong cơ thể người rất lâu. Tùy vào từng vị trí sẽ có các biểu hiện khác nhau.
Ở da: Các nang nhỏ bằng hạt dẻ, tròn, chắc, không đau, di động trên nền sâu và lăn dưới da, màu da ở trên bình thường. U nang sán thường nổi lên ở mặt trong cánh tay, sau nhiều năm sẽ bị vôi hoá, lúc này có thể phát hiện chúng được bằng X-quang.
Ở não: Biểu hiện như một u nang trong não hoặc có thể gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng đa dạng không đặc hiệu như tăng áp lực sọ não, cơn động kinh, suy nhược trí năng, rối loạn tâm thần. Bệnh nhân có thể dẫn tới bị liệt, có thể bị đột tử.
Ở mắt: Nang ấu trùng có thể nằm trong hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thuỷ tinh thể gây nên giảm thị lực hoặc bị mù tuỳ theo vị trí của ấu trùng trong mắt.
Ở cơ tim: Làm tim đập nhanh, tiếng tim biến đổi, bệnh nhân dễ bị ngất xỉu.
Ấu trùng sán dây lợn sẽ ở dưới âm 20 độC. Ở âm 20 - 0 độC, nó sống được gần 2 tháng và trong nhiệt độ của phòng thí nghiệm sống được 26 ngày. Do đó, nếu muốn dùng thịt sống, người dùng phải ướp thịt ở âm 10 độC trong 4 ngày thì mới bảo đảm. Nhiệt độ 50-60 độC, ấu trùng sán sẽ chết sau 1 giờ.
Nguyên nhân và chẩn đoán:
Con người bị nhiễm bệnh thường thường do ăn phải thực phẩm hoặc uống nước chứa trứng sán lợn. Rau sống là nguồn lây bệnh chủ yếu. Trứng sán lợn ăn phải xuất phát từ trong phân của người bị nhiễm sán trưởng thành, trường hợp này gọi là bệnh sán lợn trưởng thành.
Bệnh sán lợn trưởng thành là một bệnh khác do ăn phải nang sán trong thịt lợn nấu không chín. Những người sống với ai bị nhiễm sán lợn thì có nguy cơ cao hơn mắc bệnh ấu trùng sán lợn. Việc chẩn đoán có thể dựa vào chọc hút nang sán. Chụp hình não bằng cắt lớp điện toán (CT) hoặc hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) mang hiệu quả cao nhất trong chẩn đoán bệnh ở não. Số bạch cầu được gọi là bạch cầu ái toan, tăng trong dịch não tủy và máu cũng được sử dụng làm chẩn đoán.
Phòng ngừa và điều trị:
Có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả bằng cách vệ sinh cá nhân và cải thiện điều kiện vệ sinh. Phòng ngừa hợp lý như: nấu thịt lợn chín kỹ, nhà vệ sinh hợp quy cách và tăng cường khả năng tiếp cận được nguồn nước sạch. Điều quan trọng để phòng ngừa lây lan và điều trị những người mắc bệnh sán lợn trưởng thành. Bệnh không gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh có thể không cần điều trị. Điều trị những người mắc phải bệnh ấu trùng sán lợn ở não bằng praziquantel hoặc albendazole. Việc dùng thuốc có thể đòi hỏi thời gian dài. Steroid là thuốc dùng để chống viêm trong thời gian điều trị và thuốc chống co giật cũng có thể được dùng. Đôi khi phẫu thuật để loại bỏ nang sán.
Bác sĩ. Nguyễn Ngọc Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Mức Độ Nguy Hiểm Của Bệnh Sán Chó
Bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh giun đũa chó, qua đường ăn uống con người mắc phải trứng giun sán có trong đất, nước bị nhiễm phân của chó mèo, hay nuốt...
Xem: 89509Cập nhật: 31.12.2019
Những Điều Cần Biết Về Bệnh Giun Sán
Nhiều người thường chủ quan cho rằng giun sán chỉ gây ngứa, mủ và viêm da, nhưng có nhiều trường hợp chúng có thể di chuyển và phá hủy các bộ phận khác như...
Xem: 79465Cập nhật: 26.12.2019
Tiếp Xúc Với Chó Mèo Có Nhiễm Bệnh Sán Chó Không
Thói quen ăn rau, hải sản, thịt tái, sống, môi trường ô nhiễm, việc nuôi thú cưng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm ấu trùng giun sán. Bệnh sán chó hiện...
Xem: 96024Cập nhật: 24.12.2019
Bệnh Giun Đũa Chó Có Thể Trị Khỏi Hoàn Toàn Được Không
Bệnh có thể trị khỏi hoàn toàn nếu chị được uống thuốc có nguồn gốc rõ ràng, đúng, đủ liều, đủ thời gian. Bên cạnh đó các bác sĩ phải biết phối hợp...
Xem: 112614Cập nhật: 20.12.2019