Đàn Sán Chui Ra Từ Đường Mật Do Thói Quen Ăn Gỏi
HÀ NỘI - Bệnh nhân nam 57 tuổi, thường xuyên ăn gỏi cá, gần đây đau bụng, sốt, vàng da, mệt mỏi, bác sĩ phát hiện nhiều con sán chui ra từ đường mật.
Ngày 31/8, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết kết quả chụp cắt lớp ổ bụng ở tuyến dưới phát hiện giãn đường mật trong gan, được chẩn đoán theo dõi u đường mật. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai để đặt ống dẫn lưu đường mật.
Tại đây, bác sĩ phát hiện thấy nhiều con sán lá gan trưởng thành kích thước khoảng 0,5-1 cm chui ra theo ống dẫn lưu. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm sán lá gan nhỏ, gây tắc, nhiễm trùng đường mật, điều trị bằng phương pháp đặc hiệu thuốc diệt sán Praziquantel, truyền kháng sinh. Hiện người bệnh ổn định, tỉnh táo, hết sốt, đỡ vàng da, đỡ tắc mật hơn. Ống dẫn lưu không còn xuất hiện sán chui ra và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Bệnh nhân đang điều trị. Ảnh: Thành Dương
"Đây là trường hợp hy hữu ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Chưa bao giờ chúng tôi thấy có nhiều sán trưởng thành chui ra từ đường dẫn lưu mật cũng như trứng sán lá gan nhỏ phát hiện ở trong phân như vậy", bác sĩ Cường nói.
Sán lá gan là bệnh nhiễm ký sinh trùng thường gặp ở Việt Nam do tập quán sinh hoạt hay ăn gỏi cá và các thức ăn nấu chưa chín. Bệnh được chia 2 loại chính là sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Người bị nhiễm bệnh do sán lá gan nhỏ thường do ăn các loại cá, ốc có chứa ấu trùng sán chưa được nấu chín; hoặc ăn gỏi cá sống ao hồ, cá nước ngọt. Sau khi ăn, ấu trùng vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, gây tổn thương ở đường mật, làm tắc giãn đường mật.
Người bị nhiễm sán lá gan lớn thường do ăn các loại rau sống mọc ở dưới nước như (rau ngổ, rau cải xoong, rau rút, rau cần, ...) nhiễm ấu trùng sán. Bệnh gây các tổn thương áp xe trong gan và có thể nhầm với nhiều bệnh lý khác như áp xe do vi khuẩn, khối u hay nang gan.
PGS Cường khuyến cáo người dân cần thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại cá, ốc, các loại rau sống, rau thủy sinh chưa nấu chín. Thực hiện rửa tay vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn cũng như uống thuốc tẩy giun sán định kỳ. Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, phải đến các cơ sở khám chữa bệnh để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, các bác sĩ tuyến cơ sở cũng cần phải được tập huấn, lưu ý bệnh sử, tiền sử và làm thêm các xét nghiệm khẳng định sán để chẩn đoán và sử dụng thuốc theo đúng phác đồ.
Theo Lê Nga/Vnexpress/
TỔNG QUAN VỀ KÝ SINH TRÙNG
Ký sinh trùng là một sinh vật sống trên hoặc bên trong một sinh vật khác (vật chủ) và hưởng lợi (ví dụ, bằng cách lấy chất dinh dưỡng) của vật chủ. Mặc...
Xem: 26283Cập nhật: 24.04.2023
MỘT SỐ BỆNH KHIẾN NGÓN TAY TÊ
Một số những bệnh lý khiến các ngón tay bị tê nhưng có thể kiểm soát được cần kể để các bệnh như tiểu đường , hội chứng ống cổ tay, dây thần kinh...
Xem: 24138Cập nhật: 23.04.2023
TÌM HIỂU VỀ ĐIỀU TRỊ KHỚP GỐI DO CHẤN THƯƠNG THỂ THAO
Khớp gối là vị trí chịu áp lực lớn từ cơ thể, do đó thường dễ bị tổn thương và dễ hình thành các bệnh lý ở vị trí này. Chấn thương khớp gối gây...
Xem: 23483Cập nhật: 22.04.2023
Trị Bệnh Hôi Miệng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán
Trị Bệnh Hôi Miệng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán. Bệnh hôi miệng do ký sinh trùng giun sán thực chất không phải là do bản thân loại giun sán đó gây ra hôi miệng...
Xem: 649593Cập nhật: 20.04.2023