Dấu hiệu nhận biết của bệnh sán chó?
Những dấu hiệu bệnh sán chó nào thường gặp là: Người mệt mỏi làm việc kém tập trung, đôi khi ngứa dị ứng, cảm giác nhột châm chích dưới da thường gặp ở những bệnh nhân đến khám và làm xét nghiệm nhiễm bệnh sán chó.
Những dấu hiệu bệnh sán chó ít gặp khi nhiễm nhưng rất nguy hiểm là?
Bệnh sán chó gây nhiễm độc ở mắt:
Xảy ra khi ấu trùng của sán chó di chuyển đến mắt. Các dấu hiệu bệnh sán chó ở mắt bao gồm giảm thị lực, viêm mắt hoặc tổn thương võng mạc. Thông thường, chỉ có một mắt bị ảnh hưởng thì là do ấu trùng thường di chuyển đến một mắt.
Bệnh sán chó gây nhiễm độc ở nội tạng:
Nhiễm độc nội tạng xảy ra khi ấu trùng sán chó di chuyển đến các cơ quan khác nhau, chẳng hạn như ở gan hoặc hệ thống thần kinh trung ương. Các triệu chứng bệnh sán chó nội tạng bao gồm mệt mỏi, ho, khò khè hoặc đau bụng thoáng qua.
Bệnh sán chó gây tổn thương ở não:
Tổn thương ở não xảy ra khi ấu trùng sán chó di chuyển đến não. Các triệu chứng bệnh sán chó gây tổn thương não như đau nhức đầu, đau căng da đầu, đôi khi còn có biểu hiện mất thăng bằng và tê nhẹ vai, tay hoặc chân.
Bệnh sán chó gây nghiêm trọng như thế nào?
Phần lớn trường hợp nhiễm bệnh sán chó là không nghiêm trọng. Tuy nhiên số ít bị bệnh nhưng không biết hoặc bị bệnh nhưng không điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Tổn thương thần kinh, tổn thương đường hô hấp, tổn thương ở thận, tổn thương ở tim, gan, tổn thương não, u não, áp xe não, nặng có thể dẫn đến tử vong.
Điều trị bệnh sán chó nên uống thuốc, chích thuốc hay phẫu thuật?
Bệnh sán chó chỉ cần uống thuốc, không cần chích, không cần phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng sẽ phối hợp thuốc, tăng tác dụng hiệp đồng giúp thuốc thấm sâu vào trong ấu trùng để nhanh chóng tiêu diệt chúng, giúp bệnh nhân loại trừ nguy cơ bệnh sán chó lên não, nếu chúng đang di chuyển trong máu.
Phương pháp dự phòng của bệnh sán chó?
Tẩy giun cho vật nuôi định kỳ.
Vệ sinh môi trường không để phân chó, mèo vương vãi ra môi trường
Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi chơi với vật nuôi hoặc các động vật khác, sau các hoạt động ngoài trời và trước khi chế biến thức ăn.
Ăn chín uống sôi, rủa rau sạch dưới vòi nước.
Dạy trẻ tầm quan trọng của việc rửa tay để ngăn ngừa bệnh sán chó.
Không cho trẻ em chơi ở những khu vực dính phân vật nuôi hoặc phân động vật khác.
Bác sĩ. Nguyễn Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
BIẾN CHỨNG SAU TIÊM SILICON
Tai và bàn tay của người phụ nữ 46 tuổi, bị sưng tấy, đau nhức sau vài tháng tiêm silicon để có dái tai dài như tai Phật và bàn tay búp măng.
Xem: 21191Cập nhật: 30.06.2023
BÉ VIÊM NÃO DO NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ MÈO
Em bé bốn tuổi được đưa vào Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cấp cứu trong tình trạng sốt cao, nôn nhiều, đau đầu vùng trán đỉnh.
Xem: 21982Cập nhật: 30.06.2023
NHIỄM SÁN CHÓ DO THÓI QUEN ĂN GỎI
Người đàn ông 37 tuổi, nhập viện vì đau ngực, bụng, bác sĩ phát hiện bị nhiễm sán và giun đũa, do thói quen ăn gỏi và nuôi chó mèo.
Xem: 22863Cập nhật: 30.06.2023
NGỨA 4 NĂM MỚI PHÁT HIỆN NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ MÈO
Người phụ nữ 48 tuổi, 4 năm qua ngứa dữ dội, gãi đến mức trầy xước, nhiễm trùng, bác sĩ khám phát hiện nhiễm giun đũa chó mèo.
Xem: 22746Cập nhật: 30.06.2023