Dấu hiệu nhận biết của bệnh sán chó?
Những dấu hiệu bệnh sán chó nào thường gặp là: Người mệt mỏi làm việc kém tập trung, đôi khi ngứa dị ứng, cảm giác nhột châm chích dưới da thường gặp ở những bệnh nhân đến khám và làm xét nghiệm nhiễm bệnh sán chó.
Những dấu hiệu bệnh sán chó ít gặp khi nhiễm nhưng rất nguy hiểm là?
Bệnh sán chó gây nhiễm độc ở mắt:
Xảy ra khi ấu trùng của sán chó di chuyển đến mắt. Các dấu hiệu bệnh sán chó ở mắt bao gồm giảm thị lực, viêm mắt hoặc tổn thương võng mạc. Thông thường, chỉ có một mắt bị ảnh hưởng thì là do ấu trùng thường di chuyển đến một mắt.
Bệnh sán chó gây nhiễm độc ở nội tạng:
Nhiễm độc nội tạng xảy ra khi ấu trùng sán chó di chuyển đến các cơ quan khác nhau, chẳng hạn như ở gan hoặc hệ thống thần kinh trung ương. Các triệu chứng bệnh sán chó nội tạng bao gồm mệt mỏi, ho, khò khè hoặc đau bụng thoáng qua.
Bệnh sán chó gây tổn thương ở não:
Tổn thương ở não xảy ra khi ấu trùng sán chó di chuyển đến não. Các triệu chứng bệnh sán chó gây tổn thương não như đau nhức đầu, đau căng da đầu, đôi khi còn có biểu hiện mất thăng bằng và tê nhẹ vai, tay hoặc chân.
Bệnh sán chó gây nghiêm trọng như thế nào?
Phần lớn trường hợp nhiễm bệnh sán chó là không nghiêm trọng. Tuy nhiên số ít bị bệnh nhưng không biết hoặc bị bệnh nhưng không điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Tổn thương thần kinh, tổn thương đường hô hấp, tổn thương ở thận, tổn thương ở tim, gan, tổn thương não, u não, áp xe não, nặng có thể dẫn đến tử vong.
Điều trị bệnh sán chó nên uống thuốc, chích thuốc hay phẫu thuật?
Bệnh sán chó chỉ cần uống thuốc, không cần chích, không cần phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng sẽ phối hợp thuốc, tăng tác dụng hiệp đồng giúp thuốc thấm sâu vào trong ấu trùng để nhanh chóng tiêu diệt chúng, giúp bệnh nhân loại trừ nguy cơ bệnh sán chó lên não, nếu chúng đang di chuyển trong máu.
Phương pháp dự phòng của bệnh sán chó?
Tẩy giun cho vật nuôi định kỳ.
Vệ sinh môi trường không để phân chó, mèo vương vãi ra môi trường
Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi chơi với vật nuôi hoặc các động vật khác, sau các hoạt động ngoài trời và trước khi chế biến thức ăn.
Ăn chín uống sôi, rủa rau sạch dưới vòi nước.
Dạy trẻ tầm quan trọng của việc rửa tay để ngăn ngừa bệnh sán chó.
Không cho trẻ em chơi ở những khu vực dính phân vật nuôi hoặc phân động vật khác.
Bác sĩ. Nguyễn Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Khi Bị Bệnh Hẹp Van Hai Lá Thì Cơ Thể Thay Đổi Như Thế Nào?
Khi Bị Bệnh Hẹp Van Hai Lá Thì Cơ Thể Thay Đổi Như Thế Nào? Bình thường, diện tích lỗ van hai lá khoảng 4-6cm. Khi van hai lá bị hẹp (do nguyên nhân nào đó, thường...
Xem: 22332Cập nhật: 28.12.2022
BỆNH GÚT
Bệnh Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc Axit uric trong máu, các tinh thể axit uric sẽ lắng đọng tích tụ trong khớp...
Xem: 29219Cập nhật: 18.12.2022
NGUYÊN NHÂN ĐAU CỘT SỐNG CỔ, CỘT SỐNG THẮT LƯNG
Đau cột sống cổ và cột sống thắt lưng là những lý do mà người bệnh đi khám phổ biến nhất, bao gồm đau cột sống cổ phía sau và đau thắt lưng, bệnh biểu...
Xem: 29830Cập nhật: 01.12.2022
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIUN ĐŨA, LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT ĐÃ MẮC GIUN ĐŨA
Giun đũa là một loại giun thân tròn có kích thước lớn. Giun cái dài 20 – 30 cm, giun đực 15 – 20 cm, thân hình ống, màu trắng sữa hay hồng nhạt.
Xem: 37457Cập nhật: 30.11.2022