Dấu Hiệu Cảnh Báo Sớm Đột Quỵ
Tình trạng đột quỵ thoáng qua (TIA), tình trạng choáng váng hoặc lú lẫn có thể báo hiệu cơn đột quỵ trước một tháng.
Hàng năm, 15 triệu người trên thế giới bị đột quỵ, trong đó 5 triệu người tử vong và 5 triệu người khác tàn tật vĩnh viễn. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, nguy cơ đột quỵ gia tăng khi con người già đi, tăng gần 50% mỗi 10 năm sau độ tuổi 55.
Theo các chuyên gia, không phải lúc nào cũng có thể dự đoán cơn đột quỵ trước thời gian dài, nhưng cách dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện sớm gồm chóng mặt đột ngột, đau đầu dữ dội hoặc vấn đề về thị lực. Một số người bị đột quỵ thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) hoặc đột quỵ nhỏ trong vòng 90 ngày trước đó. Các triệu chứng của TIA có thể là mấy thăng bằng và kém tỉnh táo.
Các dấu hiệu xuất hiện trước một tháng
TIA, còn gọi là đột quỵ nhỏ, là kết quả của tình trạng ngừng lưu thông máu não trong thời gian ngắn. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ có thể xảy ra trong tương lai. Khoảng 20% số người có thể bị đột quỵ trong vòng 90 ngày sau khi xảy ra TIA.
Các triệu chứng của TIA gần giống với đột quỵ, gồm mất tỉnh táo và mất thăng bằng. Các biểu hiện sớm khác là:
- Lú lẫn hoặc không hiểu lời người khác nói
- Đi bộ khó khăn
- Chóng mặt hoặc mất khả năng phối hợp
- Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân
- Các vấn đề thị lực xảy ra ở một hoặc cả hai mắt
- Yếu hoặc tê bì chân tay, đặc biệt nếu chỉ ở một bên
Minh họa một người bị đột quỵ tai biến mạch máu não. Ảnh internet
Công thức F.A.S.T nhận biết đột quỵ
Các chuyên gia chỉ ra công thức F.A.S.T giúp nhận biết biểu hiện của đột quỵ. bao gồm:
Face (Khuôn mặt): Kiểm tra các dấu hiệu mặt bị chảy xệ, lệch một bên hoặc tê liệt
Arm (Cánh tay): Xem cánh tay có bị yếu hoặc tê hay không
Speech (Lời nói): Chú ý xem giọng nói có bị lắp bắp không
Time (Thời gian): Gọi cấp cứu nhanh nhất có thể nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng nào để không bỏ lỡ thời điểm vàng điều trị.
Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Biết được các dấu hiệu của bệnh sẽ làm tăng khả năng sống sót. Chuyên gia khuyến nghị lập danh sách các bệnh viện gần nhất có cơ sở điều trị đột quỵ 24 giờ, ghi lại tất cả loại thuốc đang dùng hoặc thuốc gây dị ứng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ gồm độ tuổi, bệnh tiểu đường, tiền sử gia đình, bệnh tim mạch, huyết áp hoặc cholesterol, yếu tố lối sống (không tập thể dục thường xuyên, thói quen sử dụng thuốc lá hoặc rượu bia), bệnh béo phì, giới tính, TIA hoặc bệnh hồng cầu hình liềm.
Theo: Health
Trầm Cảm Sau Sinh
Trầm cảm sau sinh là cảm giác vô cùng buồn bã và mất hứng thú với các hoạt động thường ngày trong vài tuần hoặc vài tháng đầu sau khi sinh.
Xem: 20238Cập nhật: 08.08.2023
Bệnh Giun Đũa
Bệnh giun đũa là bệnh nhiễm giun tròn Onchocerca volvulus . Nó gây ngứa, phát ban, mề đay, nổi mẩn, đôi khi để lại sẹo, cũng như các triệu chứng về mắt có thể...
Xem: 21984Cập nhật: 04.08.2023
Trẻ còi cọc, lười ăn, thiếu máu vì nhiễm giun sán và cách nhận biết
SKĐS - Nhiễm giun sán khiến trẻ còi cọc, lười ăn, thiếu máu... Ở nước ta có tới 40 - 80% trẻ em bị nhiễm giun sán đường ruột tùy theo từng vùng.
Xem: 20889Cập nhật: 04.08.2023
Ăn hải sản sống, coi chừng nhiễm giun sán
Mùa hè là mùa du lịch, nhiều du khách thích ăn hải sản như lẩu, gỏi... Nhưng trong các loại hải sản tươi sống hấp dẫn đó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm cho...
Xem: 22717Cập nhật: 04.08.2023