Ung thư gan có thể gây ra tình trạng đau bụng dai dẳng, vàng da, mệt mỏi, yếu cơ, chướng bụng và sưng chân.
1. Đau bụng dai dẳng
Khi ung thư gan tiến triển, khối u sẽ tăng kích thước và xâm lấn các mô xung quanh, như bao gan và các vùng lân cận. Tình trạng này có thể gây đau bụng hoặc khó chịu ở vùng bụng trên bên phải.
Đây có thể là cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói, tập trung gần xương bả vai bên phải, đôi khi lan ra sau lưng. Một số người cũng có thể bị đau ở phía dưới bên phải của khung xương sườn. Đau có thể kèm theo sưng ở bụng, chân, mắt cá chân.
2. Vàng da
Tiến sĩ Kanani cho biết ung thư gan có thể làm tắc nghẽn ống dẫn mật. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm vận chuyển mật (một chất do gan sản xuất) đến ruột. Khi dòng chảy mật bị tắc nghẽn, chất bilirubin tích tụ trong cơ thể dẫn đến vàng da, lòng trắng của mắt cũng có thể chuyển thành màu vàng.
3. Sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân
Abbas Kanani, tiến sĩ tại Chemist Click, cho biết ung thư gan có thể ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến giảm cân ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, các tế bào ung thư cạnh tranh với tế bào khỏe mạnh, lấy chất dinh dưỡng và gây ra sự gián đoạn trong quá trình trao đổi chất thông thường.
Vì vậy, nếu bạn thấy mình giảm cân đột ngột dù không tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện nào, tiến sĩ Kanani khuyến nghị đi khám.
4. Mệt mỏi và yếu ớt
Khi ống dẫn mật bị tắc nghẽn, chức năng gan suy giảm. Khi ấy, cơ thể bị ức chế sản xuất các protein cần thiết cho cơ bắp và năng lượng. Theo tiến sĩ Kanani, điều này có thể gây cảm giác mệt mỏi, suy nhược dù người bệnh đã nghỉ ngơi đầy đủ.
Thực tế, hầu hết bệnh ung thư đều gây ra cảm giác mệt mỏi mạn tính. Một số bệnh giải phóng các protein gọi là cytokine, là nguyên nhân gây ra mệt mỏi. Các bệnh ung thư khác có thể làm tăng nhu cầu năng lượng của cơ thể, làm suy yếu cơ bắp, gây tổn thương một số cơ quan) hoặc thay đổi nội tiết tố của cơ thể, tất cả đều có thể góp phần gây ra mệt mỏi.
5. Chướng bụng và sưng chân
Tiến sĩ Kanani cho biết ung thư gan cũng có thể làm gián đoạn lưu lượng máu bình thường qua gan, gây gia tăng áp lực trong các mạch máu. Điều này dẫn đến tích tụ chất lỏng ở bụng hoặc chân, gây sưng tấy và khó chịu.
Cách điều trị giun đũa chó hiệu quả nhất
Điều trị giun đũa chó nên được khám và chữa trị tại phòng khám chuyên khoa, nơi có đầy đủ trang thiết bị, có các bác sĩ chuyên khoa cũng như thuốc chuyên khoa...
Xem: 50957Cập nhật: 06.07.2020
Xét nghiệm sán chó có cần nhịn ăn không
Nhiều người hỏi xét nghiệm sán chó có cần phải nhịn ăn không, có nơi thì nói cần phải nhịn ăn, nơi thì lại nói không cần nhịn ăn. Vậy xin trả lời cụ thể...
Xem: 71731Cập nhật: 02.07.2020
Thuốc trị giun sán chó phụ thuộc vào yếu tố nào
Thời gian thuốc trị giun sán chó phụ thuộc vào mức độ bệnh, số lượng ấu trùng và thời gian nhiễm. Phương pháp điều trị bệnh sán chó thường phối hợp thuốc...
Xem: 62035Cập nhật: 28.06.2020
Tư vấn thuốc trị sán chó đúng cách
Nếu chỉ dựa vào xét nghiệm dương tính 0,54 mà không hề có bất kỳ các triệu chứng lâm sàng nào khác thì chưa chắn bạn đã bị nhiễm bệnh sán chó. Cũng xin nói...
Xem: 152235Cập nhật: 23.06.2020