Dấu Hiệu Nào Nhận Biết Bệnh Giun Đũa Chó Mèo Ở Người
Bệnh giun đũa chó Toxocara mà bà con thường gọi là bệnh sán chó. Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis (giun đũa chó), Toxocara cati (giun đũa mèo)
LỊCH SỬ BỆNH NHIỄM TOXOCARA SPP
Bệnh giun đũa chó mèo hay ấu trùng di chuyển nội tạng, gây ra do sự di chuyển giai đoạn ấu trùng của giun đũa chó Toxocara canis ở nhiều cơ quan khác nhau. Khái niệm “ấu trùng di chuyển nội tạng” ám chỉ sự di chuyển trong cơ thể người của 1 loại ấu trùng giun sán thường sống trong cơ thể động vật, đặc biệt là các thú nuôi; trong đó Toxocara canis là phổ biến nhất, kế đến là Toxocara cati ở mèo, Ascaris suum ở heo và Toxocara vitulorum ở trâu bò.
Bệnh giun đũa chó mèo được Beaver, 1952 ghi nhận lần đầu tiên ở trẻ em có hội cứng gan hoặc phổi; ấu trùng Toxocara canis được tìm thấy sau khi giải phẫu tử thi, sinh thiết gan hay phổi. Bệnh biểu hiện ở mắt được ghi nhận vào khoảng năm 1950 ấu trùng được tìm thấy trong mắt của các bệnh nhân bị viêm nội nhãn hay nghi ngờ ung thư võng mô.
Những nghiên cứu gần đây với kỹ thuật miễm dịch ELISA, đã cho biết tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng này trong cộng đồng dân cư ở các nước Châu Âu là từ 0% - 13%, ở Anh là từ 2% - 5%; cho thấy mức độ ô nhiễm đáng kể.
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ
Người là ký chủ ngẫu nhiên, nhiễm do nuốt trứng có ấu trùng giai đoạn 3 của Toxocara, ấu trùng xâm nhập thành ruột và được chuyên chở theo đường máu đến gan, phổi và những cơ quan khác. Ở những cơ quan này, ấu trùng lang thang hàng tuần hay hàng tháng hoặc nằm im, thành những vật lạ gây viêm, kích thích tạo u hạt thâm nhiễm bạch cầu ái toan
Ngoài người, những loài vật khác như gậm nhấm, cừu , gà, heo, thỏ, chim, côn trùng, và ngay cả giun đất cũng có thể mang ấu trùng của giun Toxocara spp. Tất cả những ký chủ này được gọi là ký chủ ngẫu nhiên, ký sinh trùng không bao giờ phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, ở những người bị nhiễm không bao giờ tìm thấy trứng trong phân
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ
Ở trẻ em, các hành vi nguy cơ có thể nuốt phải trứng có ấu trùng của Toxocara canis bao gồm
Trẻ nhỏ (tuổi nhà trẻ, mẫu giáo) : Trẻ hay nghịch đất, ăn đất, ngậm liếm đồ chơi, mút tay, 30% trẻ em ở lứa tuổi này thường xuyên đưa tay vào miệng.
Trẻ em tuổi cấp I : Nghịch đất, chơi những trò chơi tiếp xúc với đất như : bắn bi, bán đồ hàng, bồng bế chó mèo
Trẻ em tuổi cấp II : Không nghịch đất nhiều như 2 nhòm trên, nhưng thường hay chơi những trò chơi tiếp xúc với đất như bắn bi, bán đồ hàng, nhảy lò cò, đá banh, bồng bế chó mèo, một số trẻ ở lứa tuổi này hay ăn hàng rong, ăn rau sống, tiếp xúc với chó mèo.
Trẻ xuất thân từ gia đình có tình trạng kinh tế và trình độ học vấn của cha mẹ hay người chăm sóc chính thấp dễ nhiễm hơn những trẻ xuất thân từ gia đình có tình trạng kinh tế và trình độ học vấn của cha mẹ hay người chăm sóc chính khá; trẻ ở nông thôn nhiễm nhiều hơn trẻ ở thành thị, do vùng nông thôn nuôi chó mèo thả rong nhiều, đất dễ ô nhiễm phân chó mèo. Tuy nhiên, nếu trẻ ở thành thị nhưng có dịp về quê ở vùng nông thôn thì khả năng nhiễm như trẻ sống ở vùng nông thôn.
Trẻ xuất thân từ gia đình khá giả, thường nuôi chó mèo nhiều, chó mèo được xem là con vật cưng, trẻ thường xuyên bồng bế, ngủ chung với chó mèo
Ở người lớn, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là độ tuổi lao, ty lệ bệnh ở nam và nữ gần bằng nhau, bệnh gặp ở những người sống ở nông thôn nhiều hơn ở thành thị, nhiều người có trình độ học vấn thấp, tình trạng kinh tế nghèo, có những hành vi nguy cơ như tiếp xúc đất, vệ sinh cá nhân kém, tiếp xúc thường xuyên với chó mèo, nuôi chó mèo như những con vật cưng, ăn rau sống không rửa kỹ…
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ
Ở trẻ em bệnh biểu hiện hai hội chứng
Hội chứng chương trình di chuyển nội tạng và hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt.
Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng bao gồm những biểu hiện lâm sàng sau : Trẻ đi khám bệnh vì những biểu hiện
Thần kinh như : Đau đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt.
Ở da như. xuất huyết da thường gặp nhiều nhất là bầm da, nổi mề đay, nổi cục u ở da, sung phù một vùng da.
Về hô hấp như: ho kéo dài, điều trị theo phác đồ thông thường không thuyên giảm, thường kèm công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao.
Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hay đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, kèm gan lá lách to, công thức máu thường có bạch cầu ái toan tăng cao.
Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, tất cả các xét nghiệm thông thường đều âm tính, kèm công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao.
Đau khớp, sốt, ói, kèm,bạch cầu ái toan tăng cao.
Gầy ốm, xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, kém tập trung.
Ở thân: hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp.
Một số trường hợp bệnh biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau, dễ nhầm lẫn với những bệnh nội khoa khác.
Thường đa số bệnh nhân có công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao và kéo dài nên nghĩ đến nhiễm KST gây bệnh nội tạng, thường gặp nhất là Toxocara spp.
Hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt
Viêm màng bồ đào, bệnh thường biểu hiện trên lâm sàng với 3 hình ảnh, viêm mủ nội nhãn nội sinh, u hạt cực sau vùng hoàng điểm hoặc giữa gai thị - hoàng điểm và u hạt ở võng mạc chu biên. Phải nghĩ đến bệnh ngay ở một trẻ viêm màng bồ đào một mắt, với hình ảnh đáy mắt có ổ tổn thương ở hoàng điểm hoặc ở võng mạc chu biên.
Triệu chứng chính là mờ mắt, không đau, không viêm đỏ, nên khó phát hiện sớm. Chẩn đoán phân biệt đáng ngại nhất trên lâm sàng của bệnh này là u nguyên bào võng mạc, cần xác định sớm những hình ảnh siêu âm Doppler hoặc CT – Scan để có hướng điều trị thích hợp.
Viêm kết mạc: Kết mạc viêm nhẹ, mắt hơi đỏ, thường kèm ngứa, thường được bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán là viêm kết mạc dị ứng.
Ở người lớn chủ yếu là hội chuứng ấu trùng di chuyển nội tạng, bệnh ở mắt rất hiếm.
Các thể lâm sàng ở người lớn được chia theo cơ quan bị tổn thương, bao gồm các thể: Thần kinh cơ, ngoài ra, tiêu hóa, hô hấp, giả hệ thống, thể khác.
Thể giả hệ thống: Bệnh có biểu hiện tổn thương ở nhiều cơ quan, giống bệnh toàn thân.
Thể khác: Bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu, xanh xao, mệt, gầy ốm, công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao, huyết thanh chẩn đoán (+) với Toxocara. Trong các thể bệnh, thể thần kinh cơ chiếm đa số.
Triệu chứng lâm sàng của.
Thể thần kinh – cơ theo thứ tự tỷ lệ giảm dần: Nhức đầu, sung đau cơ, yếu nửa người, liệt, co giật, chóng mặt, động kinh, viêm não màng não.
Thể ngoài da: Nổi cục u dưới da, nổi mề đay, sung phù một vùng da.
Thể tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa dễ nhầm với viêm đại tràng mạn.
Thể hô hấp: Tràn dịch màng phổi, ho kéo dài.
Trong thể thần kinh – cơ, bạch cầu ái toan trong 1/3 các trường hợp; trong khi các thể không phổ biến, bạch cầu ái toan là một triệu chứng gợi ý để cho y lệch huyết thanh chẩn đoán KST nội tạng trong đó có huyết thanh chẩn đoán Toxocara
CHẨN ĐOÁN BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ
Dựa vào lâm sàng
Nghi ngờ cho làm công thức máu, công thức bạch cầu, chú ý bạch cầu ái toan, tốc độ lắng máu, CRP.
Xét nghiệm đặc thù
Để loại trừ hoặc hỗ trợ cho chẩn đoán nếu có điều kiện.
Huyết thanh chẩn đoán Toxocara spp
Lấy 1-2 ml máu đông. Sử dụng kỹ thuật ELISA với kháng nguyên ES (ngoại tiết-phân tiết) từ ấu trùng giai đoạn 2 của Toxocara canis. Kết quả dương tính khi hiệu giá kháng thể từ 1/800 trở lên, thường dương tính ở các hiệu giá 1/800, 1/1.600, 1/3.200.
ĐIỀU TRỊ GIUN ĐŨA CHÓ TOXOCARA
Thuốc điều trị Albendazole + Corticoides + Thuốc chống động kinh, kháng sinh,*
Ivermectin.
Trị bệnh giun đũa chó theo từng,giai đoạn, giai đoạn đầu kết hợp các thuốc trị giun đũa chó, thuốc kháng viêm, thuốc kháng Histamine (thuốc chống ngứa) kháng H2 (tăng tác dụng hiệp đồng) giúp thuốc tác động đến ấu trùng với nồng độ tối đa để tiêu diệt ấu trùng trong máu và trong mô, da.
Giai đoạn tiếp theo : Ở giai đoạn này các triệu chứng ngứa, cũng như các dấu hiệu khác nếu có sẽ giảm dần sau 1 – 2 tháng điều trị, song song với đó là một số thuốc sẽ giảm, ngưng sử dụng thuốc chống ngứa. Khi điều trị bệnh ngứa da do giunn đũa chó ta chỉ cần điều trị loại trừ nhiễm giun đũa chó thì triệu chứng ngứa được đẩy lùi.
Liệu trình điều trị nhiễm giun đũa chó thường là 1 đến 3 liệu trình mỗi liệu trình từ 2 đến 3 tuần. Ngoài ra việc theo dõi xét nghiệm ấu trùng giun đũa chó trong máu sau 3 đến 6 tháng để tránh tái phát rất cần thiết, vì vậy những trường hợp đã điều trị cần phải có kế hoạch tái khám xét nghiệm định kỳ.
DỰ PHÒNG BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ
Đối với trẻ em
Không cho trẻ nghịch đất, ăn đất, mút tay. Nếu không thể, chỉ nên cho trẻ chơi ở những nơi không có chó mèo lui tới. Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay trước khi ăn.
Đối với người lớn
Sau khi tiếp xúc đất nên rửa tay thật kỹ.
Rửa rau hay trái cây thật kỹ trước khi ăn.
Không nên ăn sống hay tái các món lòng heo, gà, thỏ, cừu…
Trẻ em và người lớn
Tránh tiếp xúc trực tiếp với chó mèo, đặc biệt chó mèo là con vật cưng.
Nếu không thể, nên xổ giun định kỳ cho chó mèo. Nuôi chó mèo không nên thả rong để làm giảm bớt ô nhiễm môi trường./.
BS. Nguyễn Ngọc Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Bị Ngứa Ở Lưng Sau Khi Tắm Biển Là Bệnh Gì?
Bị ngứa ở lưng sau khi tắm biển là bệnh gì? Có hai nguyên nhân có thể khiến bạn bị như vậy. Thứ nhất là khi bạn tắm biển có thể bạn bị dính con sâu biển...
Xem: 46667Cập nhật: 30.10.2020
Những thông tin cần biết về dịch bệnh sán lá phổi
Bệnh sán lá phổi là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế ai cũng cần nắm được thông tin về căn bệnh này để sớm có...
Xem: 58848Cập nhật: 27.10.2020
Biểu hiện nào cho thấy đã bị nhiễm sán chó?
Sán chó hay khi nhiễm vào cơ thể người gọi là ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis). Loài giun đũa chó này thường sống trong ruột non của chó con nhất là chó con...
Xem: 72433Cập nhật: 27.10.2020
Lợi ích khi uống 1 cốc nước vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy
Uống nước vào buổi sáng ngay khi thức dậy giúp giảm cân, cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng đau đầu.
Xem: 100958Cập nhật: 26.10.2020