Dị Ứng Ngứa Da Mặt | Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Da Mặt Do Demodex
Em chào Bác sĩ,
Em tên Hoàng ở Bình Dương, năm nay 30 tuổi công việc của em làm văn phòng ít khi phải ra đường và dính bụi bẩn nhưng da mặt, mũi của em bị dị ứng mẩn ngứa và nổi mẩn đỏ lên gây ngứa rất khó chịu, đôi khi em thấy ngứa cả ở vùng giữa lồng ngưc.
Thường xuất hiện theo cơn ngứa, càng gãi càng mẩn đỏ và ngứa. Điều này làm em rất phiền toái đôi khi khó tập trung trong công việc được. Có ngày đi làm mà mặt mũi của em sưng đỏ lên nhìn rất kỳ.
Em có đi khám da liễu, ở đó bác sĩ nói không bị da liễu và chỉ mua các loại thuốc bôi ngoài da theo hướng dẫn như: Gentri-sone, Flucinar nhưng một năm nay bệnh ngứa da mặt của em vẫn không giảm thậm trí còn lan rộng ra.
Em có đọc trên mạng thấy phòng khám mình chữa bệnh ngứa ngoài da, vậy bác sĩ cho em hỏi bệnh ngứa của em có chữa được không và em có phải đến trực tiếp khám bệnh hay chỉ gửi tiền mua thuốc ạ?
Em cảm ơn Bác sĩ, mong sớm nhận được tư vấn của Bác sĩ.
Chào bạn Hoàng!
Dị ứng ngứa da mặt đôi khi xuất hiện mẩn đỏ ở vùng má gần hai bên cánh mũi và trên mũi, ngực hay các vùng khác trên cơ thể có nhiều nguyên nhân gây ra.
Nguyên nhân gây ra dị ứng ngứa da mặt, nổi mẩn đỏ ngứa da mặt:
- Viêm da.
- Do cơ địa (da dầu, da có tuyến mồ hôi nhờn bóng gây líp lỗ chân lông…).
- Dị ứng với thức ăn.
- Bệnh Demodex.
Bạn đã từng đi khám và kết quả không mắc các bệnh về da liễu nhưng đáng lẽ ra bạn nên đi khám thêm ở những nới có xét nghiệm hay soi da để biết được nguyên nhân gây dị ứng ngứa da mặt và nổi mẩn đỏ ngứa da mặt.
Tuy bạn làm trong môi trường phòng kín không có bụi bẩn hay hóa chất nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không bị viêm da hay nhiễm ký sinh trùng Demodex. Sở dĩ Bác sỹ đề cập đến bệnh Demodex là căn cứ theo kinh nghiệm lâu năm và triệu chứng bạn kể ở trên như ngứa và sung đỏ vùng mũi, mặt và ngực đây là nơi có tuyến bã nhờn cao mà Demodex rất ưa để ký sinh.
Demodex là một loại ký sinh trùng có kích thước rất nhỏ khoảng 0.1 – 0.4mm, mắt người không thể nhìn thấy, trên cơ thể người chúng ký sinh trên nang lông và vùng lân cận nang lông, vùng tuyến bã, vùng da chết ở người và động vật có vú.
Bằng cách làm xét nghiệm cạo da và soi da, thường tìm thấy Demodex ký sinh trên da mặt, trên mũi, đầu, bắp tay, ngực, vùng kín, chân lông mày lông mi của bệnh nhân nhiễm Demodex, chúng ăn phần da chết và các tuyến bã nhờn trong nang lông, chúng di chuyển nhiều vào ban đêm, chúng không ưa ánh sáng.
Demodex có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp qua da, tóc, dính mồ hôi, tuyến bã nhờn trên da… Demodex thường sống theo cặp, con cái đẻ trứng và nở ra con, chúng sẽ trưởng thành trong sáu ngày và chỉ có thể sống được đến ba tuần.
Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh Dị ứng ngứa da mặt, nổi mẩn đỏ ngứa da mặt do Demodex:
- Lây từ người khác qua tiếp xúc da, tóc, tuyến mồ hôi.
- Lây từ động vật sang như Chó, mèo mắc bệnh Demodex rồi lây nhiễm sang người.
Phòng bệnh Demodex:
- Hàng ngày rửa mặt sạch (bất kỳ lúc nào).
- Không dùng các chất tẩy rửa dầu và bôi kem mặt gây nhờn da
- Tẩy tế bào chết định kỳ
- Không gãi lên vùng da ngứa khi tay chưa sạch sẽ
- Không tiếp xúc va chạm nhạy cảm với người lạ
- Không tiếp xúc gần quá với động vật như chó mèo
- Khi chó mèo bị nhiễm bệnh ngứa ghẻ, demodex… phải cách ly ngay và chữa bệnh cho vật nuôi.
Triệu chứng của bệnh viêm da do Demodex:
- Xuất hiện đám đỏ trên da, mụn mủ, ngứa.
- Demodex gây tắc nghẽn các ống dẫn tuyến bã và nang lông.
- Dị ứng da do xác và chất thải của Demodex
- Rụng lông mi, lông mày, tóc hay viêm bờ mi.
- Viêm da
- Bong da
- Cảm giác có con gì bò trên da nhưng nhìn không thấy
Chữa bệnh dị ứng ngứa da mặt, nổi mẩn đỏ ngứa da mặt do Demodex ở đâu?
Bạn Hoàng làm việc ở Bình Dương lên Sài Gòn khám và chữa bệnh không xa, bạn nên lên sớm trực tiếp khám bệnh và làm xét nghiệm. Mua thuốc để uống khi chưa biết chính xác bệnh gì là không nên. Vậy bác sĩ khuyên bạn nên đi sớm đến phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng để được khám bệnh và làm xét nghiệm soi da, khi có kết quả thật chính xác rồi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị bệnh cho bạn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và chúc bạn sức khỏe!
Liên hệ khám bệnh ký sinh trùng tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Phòng khám mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị./.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
Địa chỉ: Số 443 Đ. Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội
Tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Tóc
Tác nhân gây bệnh là giun tròn (Trichuris trichiura), còn gọi là giun tóc vì có phần đầu mảnh như sợi tóc, cắm vào niêm mạc ruột già.
Xem: 74514Cập nhật: 07.02.2020
Nguyên Nhân Gây Bệnh Sán Chó Ở Người
Bệnh sán chó ở người không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Từ lâu chó luôn là động vật yêu quý và gần gũi với con người nhất, chính vì hay tiếp xúc với...
Xem: 90044Cập nhật: 06.02.2020
Phòng Chống Bệnh Sán Dây Lợn Như Thế Nào
Sán dây lợn trưởng thành có thân dẹp, màu trắng đục, dài từ 2-4 m, có khoảng 800-1000 đốt. Cấu tạo cơ thể gồm có đầu, cổ và thân đốt sán. Bên trong mỗi...
Xem: 67149Cập nhật: 05.02.2020
Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Sán Chó
Sán chó là một loại ký sinh trùng có tên khoa học thường gọi là Toxocara canis. Nhiễm sán chó là do ăn phải trứng của sán chó có ở trong phân của con chó. ..
Xem: 91672Cập nhật: 04.02.2020