Theo thời gian, các mảng xơ cứng lại, thu hẹp động mạch và hạn chế lưu lượng máu. Khi những mảng xơ vữa này vỡ ra, chúng sẽ hình thành cục máu đông có thể làm tắc nghẽn mạch máu hoặc thậm chí chặn dòng chảy của máu giàu oxy đến các cơ quan và bộ phận khác của cơ thể.
Xơ vữa động mạch cảnh có thể đưa đến đột quỵ
Đặc biệt, khi điều này xảy ra trên hệ thống động mạch cảnh sẽ gây ra đột quỵ và có khả năng gây tổn thương não vĩnh viễn. Sự hình thành các mảng xơ vữa do tích tụ cholesterol trong thành động mạch cảnh thường tiến triển trong thời gian dài, có thể tới hàng chục năm. Nó xảy ra ở mọi độ tuổi, song phổ biến nhất là ở những người ngoài 45. Tuổi càng cao, các mảng xơ vữa động mạch càng nhiều, độ hẹp càng tăng và rất dễ mắc nhiều biến chứng.
Người ta nhận thấy khoảng 20-30% số trường hợp đột quỵ nhồi máu não là do xơ vữa động mạch cảnh, và ngược lại khoảng 1/3 số người bị hẹp động mạch cảnh từ 80% trở lên đều bị đột quỵ. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người hẹp động mạch cảnh dưới 80% là không đến 1%.
Dấu hiệu nhận diện xơ vữa mạch máu
- Tất cả mọi người đều có thể xuất hiện tình trạng xơ vữa mạch máu nhưng có nguy cơ cao là những người hút thuốc lá, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, béo phì, ít hoạt động thể lực, tiền sử gia đình. Khi một người có nhiều yếu tố nguy cơ cùng lúc thì càng dễ đưa đến xơ vữa mạch máu.
- Thực tế, xơ vữa động máu thường xuất hiện rất sớm, nhưng tiến triển lặng lẽ cho tới khi có biến chứng. Nếu xơ vữa ở động mạch cung cấp máu cho não thì người bệnh có thể có các triệu chứng của thiếu máu não như xây xẩm, chóng mặt, mất thăng bằng, rối loạn giọng nói, yếu liệt tay chân, cảm giác nặng ở cánh tay, chân, làm rớt đồ vật đang cầm trên tay…dấu hiệu này thường xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó chúng biến mất. Nhưng nếu chủ quan và không đi khám, một cơn đột quỵ thực sự có thể sẽ xảy ra trong tương lai gần.
Chủ động phòng ngừa đột quỵ ở người bệnh xơ vữa mạch máu
- Nếu bạn bị xơ vữa mạch máu thì điều quan trọng để tránh biến cố đột quỵ là khắc phục tích cực và kiên nhẫn những bệnh sẵn có như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, thiếu máu não thoáng qua.
-Thay đổi lối sống hằng ngày như hạn chế rượu bia, thuốc lá, tránh stress, giữ đời sống tinh thần vui tươi lành mạnh, đừng bỏ qua bất kỳ cuộc hẹn nào với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc và thực hiện các cận lâm sàng phát hiện, xử lý kịp thời các biến chứng.
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Nấm Candida
Bệnh nấm Candida là một bệnh cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính do nấm men thuộc giống Candida, hầu hết thường là Candida albicans....
Xem: 79258Cập nhật: 30.11.2019
Đang Cho Con Bú Có Điều Trị Sán Chó Được Không
Bệnh sán chó hay còn gọi là (Toxocara) khi bị nhiễm trong cơ thể thường gây ngứa da, dị ứng. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và gây ra nhiều tác hại đến...
Xem: 89994Cập nhật: 27.11.2019
Tác Nhân Gây Bệnh Giun Đầu Gai Ở Người
Bệnh thường là do ấu trùng hoặc giun đầu gai non (Gnasthostoma spinigerum) di chuyển dưới da và trong cơ quan nội tạng. Gây nên các tình trạng ngứa da nổi mẩn khu trú...
Xem: 70751Cập nhật: 25.11.2019
Cảnh Báo Gia Tăng Bệnh Sán Chó Hiện Nay
Bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh do ấu trùng giun đũa chó gây nên. Hiện nay gia tăng khi số gia đình nuôi chó trong nhà ngày càng nhiều. Chưa kể, chó thả rông phóng...
Xem: 67984Cập nhật: 21.11.2019