Việc tăng sức đề kháng, duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể là rất quan trọng.Vì hiện nay dịch bệnh vẫn tiếp tục bùng phát,biến chủng virus đột biến và ngay cả những người đã được tiêm phòng cũng có thể nhiễm SARS-CoV-2 khi chưa được tiêm đủ liều. Do đó cần bổ sung chất dinh dưỡng, giảm căng thẳng , điều chỉnh cảm xúc tâm trạng của mình vì nó có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
1. Bổ sung các vitamin chống oxy hóa
1.1 Vitamin C
Là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó có khả năng trung hòa các gốc tự do và từ đó ngăn chặn sự phát triển của các phản ứng nguy hiểm trong cơ thể. Các gốc tự do phá hủy các tế bào của hệ thống miễn dịch, đồng thời có tác động tiêu cực đến các tế bào và mô bị ảnh hưởng bởi virus, gây viêm. Các đợt viêm mới lại gây ra sự hình thành các gốc tự do và ngăn cơ thể phục hồi. Vitamin C chống lại các gốc tự do, giảm viêm và có thể hoạt động chống lại các virus đã xâm nhập vào cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại cam, chanh, dâu tây, đu dủ, bông cải xanh, ớt chuông đỏ…
1.2 Vitamin E
Vitamin E cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó có khả năng vô hiệu hóa một số loại gốc tự do, ngăn chúng lây lan khắp cơ thể và ngăn ngừa tổn thương màng tế bào. Vitamin E bảo vệ các tế bào máu và cải thiện việc cung cấp oxy cho cơ thể, hỗ trợ các chức năng của hệ thống miễn dịch. Thực phẩm giàu vitamin E như: Hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, quả bơ, cải bó xôi, bông cải xanh…
2. Giảm thiểu căng thẳng và điều chỉnh trạng thái cảm xúc
Đại dịch COVID-19 đã luôn làm cho chúng ta gia tăng căng thẳng, ảnh hưởng rất nhiều đến trạng thái cảm xúc của mỗi người. . Điều này làm ảnh hưởng mạnh đến hệ thống miễn dịch, gây mất cân bằng và thiếu hụt dinh dưỡng. Bởi vậy, cần bổ sung cho mình những chất “chống stress”.
2.1 Magiê
Đây là chất rất cần thiết để cơ thể vận hành tốt. Magiê tham gia vào một số lượng lớn các quá trình quan trọng của cơ thể và hơn 300 phản ứng enzym. Nó thúc đẩy chức năng hệ thần kinh trung ương khỏe mạnh, tăng cường các đặc tính bảo vệ của estrogen (một nhóm hormone được biết là có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng giấc ngủ) và duy trì mức độ lành mạnh của prolactin (một loại hormone giúp kiểm soát căng thẳng tâm lý). Có thể bổ sung magiê từ các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, các loại hạt và đậu… Đây là nguồn bổ sung magie tự nhiên cho cơ thể. Trong những trường hợp cần thiết (căng thẳng quá mức), các bác sĩ có thể cho sử dụng các sản phẩm bằng thuốc.
2.2 Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B tốt cho hệ thống tim mạch và thần kinh. Khi thiếu hụt vitamin B khiến cho chúng ta khó khăn hơn khi phải đối phó với tình huống căng thẳng hoặc tình trạng lo lắng đột ngột phát sinhVitamin B được chia thành tám loại, mỗi loại đều quan trọng đối với sự trao đổi chất và sức khỏe tổng thể. Trong trường hợp bạn thường xuyên gặp căng thẳng hoặc luôn trong trạng thái lo lắng lúc bị bệnh, bạn có thể bổ sung vitamin B cho cơ thể, thông qua các thực phẩm giàu vitamin B như: Cá hồi, rau lá xanh, trứng, sữa…
2.3 Selen
Selen là một khoáng chất có thể giúp kiểm soát sự lo lắng có thể xảy ra với căng thẳng. Selen có nhiều trong hải sản, cá… Nó cũng được tìm thấy trong quả hồ trăn, quả óc chó, quả hạch Brazil, bông cải xanh, trứng, pho mát… Selen có thể được dùng như một loại thực phẩm chức năng. Các chất bổ sung có chứa selen glycinate được hấp thu tốt nhất.
3. Tăng cường chức năng miễn dịch
3.1 Vitamin D
Vitamin D cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch và sự bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Bản phân tích chi tiết được công bố trên Tạp chí Y khoa uy tín của Anh đã xem xét kết quả của 25 thử nghiệm lâm sàng với 11.321 người ở độ tuổi từ trẻ nhỏ đến hơn 90 tuổi. Kết quả cho thấy bổ sung vitamin D làm giảm 70% tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp ở những người thiếu hụt vitamin D và 25% ở những người có mức độ bình thường.
Vitamin D có nhiều trong cá hồi, cá trích và cá mòi, dầu gan cá tuyết, lòng đỏ trứng, nấm… và hấp thụ qua từ ánh nắng mặt trời.
3.2 Vitamin A
Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Lợi ích này của vitamin A thể hiện ở các rào cản chất nhầy trong mắt, phổi, ruột và bộ phận sinh dục của bạn giúp bẫy vi khuẩn và các tác nhân truyền nhiễm khác. Nó cũng liên quan đến việc sản xuất và chức năng của các tế bào bạch cầu, giúp thu giữ và loại bỏ vi khuẩn, cũng như các mầm bệnh khác từ máu. Nếu thiệu hụt vitamin A có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng và trì hoãn sự phục hồi sức đề kháng bị bệnh. Vitamin A có nhiều trong dầu gan cá, cá trích, cà rốt, bông cải xanh, nước ép cà chua…
3.3 Kẽm
Là một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho việc sản xuất các kháng thể. Kẽm kích thích sự phát triển các tế bào lympho T và lympho B, từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường đề kháng và chống lại nhiễm trùng.
Kẽm có nhiều trong hàu, lòng đỏ trứng gà, thịt bò, đậu phộng…
3.4 Probiotics
Các vi khuẩn có lợi probiotics kích thích hệ thống miễn dịch, kiểm soát sự tương tác của hệ thống miễn dịch và thần kinh. Rất cần thiết cho hoạt động bình thường của đường tiêu hóa, bởi vì một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch được chứa trong ruột.
4 BỆNH VỀ DA KHI THỜI TIẾT CHUYỂN MÙA
Bệnh lý về da khi thời tiết chuyển mùa là tình trạng da bị kích ứng do điều kiện thời tiết, khí hậu ngoại cảnh và phát triển tùy theo cơ địa mỗi người....
Xem: 21949Cập nhật: 08.06.2023
THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ ĂN HẰNG NGÀY PHÒNG TIỂU ĐƯỜNG
Ăn sáng đúng giờ không bỏ bữa , ăn theo chế độ Địa Trung Hải với nhiều rau xanh, chọn thực phẩm giàu magiê, uống cà phê… có lợi trong việc phòng ngừa tiểu...
Xem: 18743Cập nhật: 04.06.2023
NGỦ TRONG OTO BẬT ĐIỀU HÒA, COI CHỪNG CHẾT NGẠT
Ngủ trong ô tô đóng kín, bật điều hòa dễ bị ngạt khí bởi khi xe đóng kín cửa nổ máy, mức oxy bên trong giảm, khí CO tăng lên gây hại cho cơ thể.
Xem: 20698Cập nhật: 03.06.2023
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẬP THỂ DỤC
Tập thể dục thường xuyên làm cho tim khỏe hơn và phổi khỏe hơn, cho phép hệ thống tim mạch cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể theo từng nhịp tim và hệ thống phổi...
Xem: 19966Cập nhật: 02.06.2023