Giun lươn là ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong số các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa. Chúng có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng con người. Hiểu về bệnh là cách tốt nhất để chúng ta nhận diện và phòng ngừa bệnh giun lươn một cách hiệu quả.
1. Bệnh giun lươn mãn tính
Thường không có triệu chứng hoặc có biểu hiện ở da (mề đay mạn tính) hay rối loạn tiêu hóa
2. Nhiễm giun lươn cấp tính
Ngứa da nơi ấu trùng xâm nhập. Sau đó bệnh nhân có thể ho khan khi ấu trùng di chuyển từ phổi lên qua khí quản (hội chứng Loeffler). Sau khi ấu trùng được nuốt vào đường tiêu hóa, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chán ăn.
3. Hội chứng tăng nhiễm và bệnh giun lươn lan tỏa
Xảy ra trên cơ địa suy giảm miễn dịch, dùng corticosteroid liều cao, kéo dài. Suy giảm khả năng miễn dịch dẫn đến việc gia tăng chu trình tự nhiễm và số lượng ấu trùng di chuyển. Trong giai đoạn lan tỏa, ấu trùng có thể xâm nhập vào nhiều cơ quan khác nhau đường tiêu hóa và phổi.
4. Cận lâm sàng
- Huyết thanh chẩn đoán (ELISA) Strongyloides stercoralis có giá trị hỗ trợ chẩn đoán vì các phương pháp soi trực tiếp có độ nhạy thấp.
- Soi phân tìm ấu trùng giun lươn, tỷ lệ dương tính thấp (< 5%), có thể dùng phương pháp tập trung phân (Baermann) để tăng khả năng phát hiện.
- Cấy phân trên môi trương thạch hoặc bằng phương pháp Harada-Mori, tỷ lệ dương tính 10-20%.
- Hiếm khi tìm thấy ấu trùng giun lươn trong đàm, dịch dạ dày.
- Bạch cầu ái toan trong máu tăng vừa.
5. Thời gian ủ bệnh
Ổ chứa: Cơ thể người chính là ổ chứa của giun lươn Strongyloides stercoralis. Giun lươn còn có thể sống ở một số động vật khác như chó, khỉ, vượn.
Thời gian ủ bệnh: Trong vòng từ 2-4 tuần là khoảng thời gian từ lúc ấu trùng xâm nhập qua da đến khi phát triển thành giun lươn trưởng thành và đẻ trứng. Sau đó, trứng phát triển thành ấu trùng và sống bên ngoài môi trường.
Thời kỳ lây truyền: Là thời gian sống của giun cái trưởng thành từ khi chúng được thụ tinh và đẻ trứng. Thời lý lây truyền bệnh giun lươn có thể lên đến 35 năm sau trong trường hợp người bệnh bị tự nhiễm.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Ký sinh trùng đang giết chết rái cá biển và có thể đe dọa con người
Một chủng ký sinh trùng Toxoplasma hiếm gặp đã giết chết bốn con rái cá biển dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, gây lo ngại về nguy cơ tiềm ẩn đối với sức...
Xem: 24350Cập nhật: 29.03.2023
KHI NÀO CẦN LÀM XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG
Bệnh do ký sinh trùng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới một số bệnh lý khác như: Viêm phúc mạc, viêm ruột thừa, thiếu máu, giảm protein máu kèm...
Xem: 31503Cập nhật: 25.03.2023
Con Rệp Cắn Có Nguy Hiểm Không!
Rệp là loài côn trùng nhỏ, không cánh, vết cắn của chúng thường không đau nhưng có thể gây ngứa da.
Xem: 26949Cập nhật: 23.03.2023
Viêm Da Dị Ứng Kéo Dài Tôi Chỉ Mong Tìm Được Nguyên Nhân Để Chữa Trị.
Viêm Da Dị Ứng Kéo Dài Tôi Chỉ Mong Tìm Được Nguyên Nhân Để Chữa Trị. Không chỉ riêng ấu trùng giun đũa chó mèo mà một số bệnh ký sinh trùng giun sán khác...
Xem: 268893Cập nhật: 18.03.2023