GIUN SÁN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
Khi trẻ bị giun sán nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến một số biểu hiện về rối loạn tiêu hóa, chán ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu...Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun sán nhất
1. Một số loại giun sán thường gặp ở trẻ em
- Giun đũa: Trẻ nhiễm giun đũa không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu. Đôi khi, giun sống bị thải ra theo phân hoặc chui ra theo đường miệng, mũi. Hậu quả nặng do giun đũa là tắc ruột, tắc mật hoặc viêm ruột thừa do giun. Lây truyền qua đường ăn uống, do nuốt phải trứng giun có trong đất bị nhiễm phân người. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người.
- Giun tóc: Người bị nhiễm giun tóc do ăn, uống phải trứng giun tóc đã phát triển ở ngoại cảnh tới giai đoạn ấu trùng. Một số trẻ có hội chứng giống như: đau bụng vùng đại tràng, đại tiện nhiều lần/ngày, phân ít và có nhiều chất nhầy lẫn máu lờ lờ như máu cá. Bệnh nhân nhiễm giun tóc có thể bị nổi mẩn dị ứng, nhiễm nhiều và kéo dài có thể gây thiếu máu nhược sắc, tim có tiếng thổi tâm thu và bị phù nhẹ.
- Giun móc, giun mỏ: Lây truyền qua đường da, niêm mạc: ấu trùng giun móc/giun mỏ xâm nhập vào cơ thể người qua da, niêm mạc theo tĩnh mạch về tim, phổi. Qua đường ăn uống: thức ăn, nước có nhiễm ấu trùng. Trẻ nhiễm giun móc chủ yếu là biểu hiện thiếu máu, da xanh và đau vùng thượng vị tuỳ theo mức độ nhiễm giun.
- Giun kim: Lây truyền qua đường ăn uống, do dùng tay gãi hậu môn có trứng giun kim sau đó cầm thức ăn uống, hoặc do mút tay ở trẻ nhỏ. Trẻ em bị nhiễm giun kim thường ngứa hậu môn và gãi hậu môn về đêm, quấy khóc; quan sát bằng mắt thường có thể thấy giun kim cái ở rìa hậu môn. Khi trẻ đại tiện phân rắn có thể thấy giun kim cái bám ở rìa khuôn phân.
- Sán lá gan: Triệu chứng của sán lá gan cũng không rõ rệt, có thể là bị phát ban, đau, ngứa, nhức cơ, lạnh và sốt.
- Giun xoắn: Lây qua đường ăn uống: ăn sống, ăn tái, ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịtnhiễm ấu trùng giun xoắn chưa nấu chín kỹ. Giun xoắn không lây truyền trực tiếp từ người sang người. Biểu hiện lâm sàng của nhiễm giun xoắn có các triệu chứng cơ bản: Phù mi mắt là dấu hiệu sớm và đặc trưng của bệnh, đôi khi phù cả đầu hoặc lan xuống cổ và chi trên. Nhiễm giun xoắn có thể gây những biến chứng về tim mạch và thần kinh nguy hiểm: trường hợp nặng, tử vong do suy cơ tim có thể xảy ra ngay tuần đầu hoặc tuần thứ 2. Các biến chứng có thể xuất hiện ở tuần thứ 3 thứ 4 của bệnh như viêm cơ, viêm phổi, viêm não gây tử vong.
- Sán dây: Thường không biểu hiện triệu chứng, một số bé có thể đau bụng, mệt mỏi, sụt cân và tiêu chảy.
2. Cách phòng sán ở trẻ em
Những vấn đề các bật cha mẹ cần lưu ý để trẻ không bị nhiễm giun sán
- Cho trẻ ăn chín, uống sôi, không nên ăn rau sống, khi ăn các loại rau quả cần rửa sạch và gọt vỏ.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Luôn giữ môi trường sống sạch sẽ, không thả rong động vật như chó, mèo, gây ô nhiễm môi trường
- Thường xuyên cắt ngắn móng tay cho trẻ.
- Đi giày dép thường xuyên, nhất là khi đi ra vườn, nền đất cát.
- Tẩy giun định kỳ cho trẻ
Ngứa Da Mề Đay Lâu Năm Có Phải Nhiễm Giun Sán Chó Mèo Không?
Em chào bác sĩ, con gái em năm nay 12 tuổi, cháu đang bị ngứa da và nổi mề đay đã 5 năm, kể từ năm cháu 7 tuổi có xuất hiện ngứa tại vùng cổ chân sau đó lan...
Xem: 15180Cập nhật: 26.12.2023
Tổng Quan Về Nhiễm Sán Lá
Sán lá là loài giun dẹp ký sinh. Có rất nhiều loài sán lá. Các loài khác nhau có xu hướng lây nhiễm các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Xem: 17538Cập nhật: 14.12.2023
10 Dấu Hiệu Bạn Có Thể Có Ký Sinh Trùng
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và thậm chí đau đớn. Các vấn đề về tiêu hóa không...
Xem: 18257Cập nhật: 08.12.2023
Dấu Hiệu Nào Cảnh Báo Mắt Nhìn Mờ Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán
Dấu Hiệu Nào Cảnh Báo Mắt Nhìn Mờ Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán
Xem: 28571Cập nhật: 06.12.2023