Xét nghiệm HbA1c (Hemoglobin glycated) cho biết mức đường huyết trung bình của một người trong 2-3 tháng. Bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm này để chẩn đoán một người bị đái tháo đường hoặc có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Sau lần kiểm tra HbA1c đầu tiên, tần suất xét nghiệm phụ thuộc vào loại đái tháo đường type 1 hay type 2, tình hình kiểm soát đường huyết và kế hoạch điều trị. Xét nghiệm này cũng có thể được thực thiện khi khám sàng lọc sức khỏe định kỳ.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ có mục tiêu điều trị khác nhau. Với người bị tiền đái tháo đường, mục tiêu điều trị phải đưa đường huyết về dưới 5,7%. Người bệnh đái tháo đường cần duy trì mức HbA1c dưới 7%. HbA1c càng cao, nguy cơ bị biến chứng càng tăng. Người bệnh đái tháo đường không được điều trị trong thời gian dài, mức HbA1c thường trên 8%. Nếu mức HbA1c cao hơn mục tiêu, bác sĩ sẽ thay đổi phương án điều trị bằng cách kết hợp chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc.
Trong một số trường hợp, kết quả xét nghiệm HbA1c có thể sai lệch. Mức độ HbA1c có thể tăng do các yếu tố như người bệnh không khỏe, đổi thuốc điều trị đái tháo đường, dùng thuốc steroid; chế độ ăn uống không kiểm soát tốt (ăn nhiều tinh bột, uống nước ngọt...), ít vận động... Tình trạng căng thẳng, buồn chán; ngộ độc chì; nghiện rượu; mắc bệnh mạn tính (suy thận mạn,...) cũng có thể làm cho chỉ số này không đúng.
HbA1c có thể giảm trong các trường hợp như thiếu máu mạn tính. Người bệnh mắc các bệnh lý thiếu máu tán huyết, hồng cầu hình liềm... dẫn đến thời gian sống của hồng cầu trong cơ thể ngắn. Sau khi truyền máu hoặc dùng lượng lớn vitamin C, E... có thể khiến chỉ số xét nghiệm hạ xuống.
Biết mức HbA1c giúp người tiền đái tháo đường và đái tháo đường có kế hoạch điều trị chuẩn xác. Kết quả này giúp bác sĩ đồng hành cùng người bệnh, dựa vào đó để đánh giá kết quả điều trị, điều chỉnh thuốc,tiết chế xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập.
Người bình thường cũng cần xét nghiệm HbA1c thông qua các đợt khám sức khỏe định kỳ để theo dõi mức đường huyết trong cơ thể, sớm phát hiện tiền đái tháo đường, ăn uống, luyện tập thể dục phù hợp. Người có nguy cơ cao như thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ, rối loạn lipid máu, phụ nữ bị đa nang buồng trứng, từ 40 tuổi trở lên, có người trong gia đình bị đái tháo đường... nên đi khám với bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường và thực hiện xét nghiệm HbA1c theo chỉ định.
Kết quả xét nghiệm HbA1c gồm những mức độ: bình thường là dưới 5,7%, tiền đái tháo đường khi trong khoảng 5,7% đến 6,4% và từ 6,5% trở lên là mắc bệnh đái tháo đường. Nếu kết quả xét nghiệm HbA1c ghi nhận tiền đái tháo đường, bạn nên kiểm tra HbA1c mỗi năm một lần. Trường hợp kết quả bị đái tháo đường, người bệnh có thể xét nghiệm 2-4 lần một năm. Người bệnh có thể xét nghiệm thường xuyên hơn theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Ăn Loại Thức Ăn Nào Dễ Nhiễm Giun Sán
Em chào Bác sĩ Đức, em ở Phú Thọ gần đây có rất nhiều người nhiễm giun sán mà triệu chủ yếu là ngứa da, mề đay hoặc da đổi màu, có người khi đi chụp...
Xem: 3274Cập nhật: 02.10.2024
Giun Sán Ăn Mòn Cơ Thể Ra Sao? Nhiễm Giun Sán Do Ăn Uống Không Đảm Bảo
Khi nhiễm giun sán, cơ thể bị “ăn mòn” một cách âm ỉ kéo dài, ảnh hưởng tới thể lực và trí lực, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng
Xem: 3685Cập nhật: 02.10.2024
CẢNH BÁO DỊCH BỆNH SAU LŨ LỤT!
Những ngày này, khi mưa bão, lũ lụt, ngập úng xảy ra đã gây ô nhiễm về môi trường nghiêm trọng, làm các vi sinh vật như vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng......
Xem: 4563Cập nhật: 16.09.2024
Bé Trai 4 Tuổi Nhiễm Tới 4 Loại Ký sinh Trùng Giun Sán
“Cháu N.K năm nay 4 tuổi, lâu nay xuất hiện các nốt như rôm sảy trên da, nổi mẩn đỏ ở khắp vùng lưng, chân, nhiều đêm cháu mất ngủ vì ngứa, cháu vẫn ăn...
Xem: 5476Cập nhật: 12.09.2024