1. Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng được định nghĩa là những sản phẩm tổng hợp các chất bao gồm vitamin, khoáng chất, acid amin, chiết xuất từ thực vật và động vật. Chúng được bào chế ở dạng viên hoàn, viên nang, cốm, cao, lỏng, bột và một số dạng khác với tác dụng bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoặc giảm đi nguy cơ mắc bệnh.
Mặc dù hình dạng sản phẩm giống với các loại thuốc tây, nhưng thực phẩm chức năng không có mục đích điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh. Để được cấp phép lưu hành trên thị trường, thực phẩm chức năng phải công bố được tác dụng hỗ trợ sức khỏe cũng như tính an toàn, hiệu quả và những tác dụng phụ đối với cơ thể người sử dụng.
Sử dụng các loại thực phẩm chức năng không phải là lựa chọn đầu tay cho việc bổ sung dinh dưỡng, mà thay vào đó bạn nên ưu tiên một chế độ ăn uống đầy đủ với các thực phẩm tự nhiên để cơ thể khỏe mạnh.
2. Lưu ý
2.1. Không cần thiết sử dụng khi cơ thể đang khỏe mạnh
Theo các chuyên gia y tế, khi không gặp phải bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe thì thuốc hay thực phẩm chức năng không phải là thứ mà bạn nên sử dụng. Điều này được lý giải là vì thực phẩm chức năng cũng là một loại thuốc nên cũng có một ít tác động đến cơ thể. Đặc biệt đối với những người có bệnh lý nền như tim mạch, béo phì hay đái tháo đường thì cần hết sức thận trọng vì có thể tác động đến tình trạng hiện tại của họ.
2.2. Không sử dụng một thời gian quá dài
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho rằng, thực phẩm chức năng và các loại thuốc bổ nên được sử dụng với liều lượng thấp nhất trong thời gian ngắn nhất. Nguyên tắc này sẽ đảm bảo người dùng không bị phụ thuộc quá nhiều vào thuốc hoặc trở nên nghiện các loại thuốc bổ. Thay vào đó họ có thể tập trung vào việc thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra có một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn để ngăn ngừa tái phát ung thư hoặc điều trị bệnh tật thì cần tuân thủ theo đúng liệu trình đã được đưa ra.
2.3. Cân nhắc kỹ càng giữa lợi ích và nguy cơ
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào, bạn cũng nên cân nhắc kỹ càng giữa lợi ích và nguy cơ mang lại cho cơ thể. Hãy lưu ý rằng, dù có uống bất kỳ loại thuốc nào tốt đến mấy cũng không thay thế được việc bạn bổ sung nó qua thực phẩm với chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.
2.4. Bắt đầu sử dụng với liều lượng thấp
Khi bắt đầu sử dụng thực phẩm chức năng, bạn nên bắt đầu với một liều lượng thấp để cơ thể thích ứng dần, đồng thời có tác dụng chậm và từ từ. Ngoài ra, khi bắt đầu với liều lượng thấp cũng giúp giảm nguy cơ mắc phải hội chứng ruột kích thích.
Đối với các loại vitamin tổng hợp, bạn nên tiếp cận với liều lượng của trẻ em để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt đối với một số thực phẩm chức năng nhập ngoại thì liều lượng khuyên dùng được tính bằng liều của trẻ em để đảm bảo an toàn.
2.5. Giá thành chưa hẳn đồng bộ với chất lượng
Đa số các loại thuốc bổ và thực phẩm chức năng được bán trên thị trường với giá cả khá cao và được cấp bằng sáng chế. Tuy nhiên, khi trả rất nhiều tiền cho một sản phẩm thuốc bổ sung chưa hẳn là đã tốt hơn những sản phẩm có hoạt chất tương tự nhưng rẻ tiền hơn.
2.6. Đọc kỹ hướng dẫn khi mua hàng
Khi xem xét bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm nào, bạn cần đọc kỹ bao bì và hướng dẫn sử dụng. Nhà sản xuất sẽ hướng dẫn rất kỹ về các khuyến cáo khi sử dụng như thuốc có thể được sử dụng cho bệnh nhân tim mạch, tiểu đường, phụ nữ mang thai hoặc trẻ em hay không.
Ngoài ra cần phải đảm bảo rằng các thực phẩm chức năng không có chứa các chất sau : Phthalate ,màu, hương liệu, đường và chất làm ngọt nhân tạo , Gluten, hormon, lactose ,thuốc trừ sâu hay diệt cỏ, chất bảo quản, có men, thành phần gây dị ứng (như đậu nành, đậu phộng, hạt cây...).Không có các kim loại nặng như arsenic, cadmium, chì, thủy ngân.
2.7. Xét nghiệm máu
Đối với một số trường hợp, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu để xác định các yếu tố vi lượng mà cơ thể đang thiếu hụt như kali, magie, sắt, vitamin B12. Tuy nhiên sau khi sử dụng các thực phẩm chức năng thì xét nghiệm máu dường như không được chính xác. Do đó, xét nghiệm máu sau khi sử dụng các thực phẩm chức năng là không cần thiết.
2.8. Thực phẩm chức năng uống khi nào?
Các thực phẩm chức năng thường được bổ sung trong hoặc sau bữa ăn và một số ít là sử dụng lúc đó.
Nhiều người cũng thắc mắc rằng thực phẩm chức năng uống chung được không? Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, tác dụng phụ thường gặp nhất của người dùng đó là chứng rối loạn tiêu hóa, do đó tốt nhất nên uống vào lúc ăn hoặc sau bữa để đảm bảo dịch vị dạ dày và thức ăn được hấp thu vào cơ thể một cách tốt nhất.
2.9. Các phản ứng có thể gặp khi sử dụng quá liều thực phẩm chức năng
Nhiều người thích sử dụng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng vì nghĩ rằng chúng ít tác hại hơn thuốc tây. Nhưng thực tế thì đó cũng là một dạng thuốc và khi đưa vào cơ thể cũng có thể gây ra các phản ứng bất lợi hoặc làm tổn thương cơ quan như gan, thận, tim,... Nếu như sử dụng trên 200mcg selenium mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, ung thư tuyến tiền liệt, tái phát ung thư da và không có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, có một số tác hại nếu như sử dụng quá liều các thành phần trong thực phẩm chức năng gồm:
- Quá liều vitamin A dẫn đến nhiễm độc gan
- Quá liều canxi, vitamin C, vitamin D gây sỏi thận
- Quá liều 5-HTP hoặc St John wort gây ra buồn nôn
- Quá liều vitamin B6 gây ra bệnh thần kinh ngoại biên
- Quá liều dầu cá gây khó chịu đường tiêu hóa và tăng cholesterol xấu (LDL)
- Quá liều kẽm gây mất hương vị và mùi
- Quá liều sắt gây táo bón
- Quá liều magie gây tiêu chảy
- Quá liều iốt gây các vấn đề tuyến giáp.
Mặc dù hình dạng sản phẩm giống với các loại thuốc tây, nhưng thực phẩm chức năng không có mục đích điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh. Vì vậy, không nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng cho lựa chọn đầu tay để bổ sung dinh dưỡng. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên một chế độ ăn uống đầy đủ với các thực phẩm tự nhiên để cơ thể khỏe mạnh.
Nguồn tham khảo: webmd.com
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Sán Lá Gan Lớn
Sán lá gan lớn có hai loài là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica. Loài Fasciola hepatica thường phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á. Loài Fasciola gigantica...
Xem: 73934Cập nhật: 29.02.2020
Ngứa Mu Bàn Chân Do Nhiễm Giun Sán
Ngứa ở mu bàn chân, trên mu bàn chân xuất hiện đường dài nổi mẩn ngứa. Hiện tượng ngứa ở mu bàn chân thì có rất nhiều nguyên nhân nhưng trên mu bàn chân lại...
Xem: 66561Cập nhật: 28.02.2020
Xét Nghiệm Đặc Trị Bệnh Giun Đũa Chó Ở Người
Giun đũa chó (Toxocara canis) một bệnh hay nhiễm ở người do ký sinh trùng. Đây là một bệnh do ký sinh trùng ký sinh lạc chủ gây ra, bởi vì vật chủ ký sinh của chúng...
Xem: 64909Cập nhật: 27.02.2020
Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị Bệnh Sán Chó
Người mệt mỏi làm việc kém tập trung, đôi khi ngứa da và dị ứng, cảm giác nhột nhột châm chích dưới da là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân đến khám và...
Xem: 66686Cập nhật: 26.02.2020