Một số dấu hiệu bị sán chó ít ngờ nhất
Bệnh sán chó Toxocara là một bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người do giun tròn ký sinh, thường được tìm thấy ở trong ruột của chó và mèo. Do tỷ lệ lây nhiễm ở chó là 80% nên con người thường có dấu hiệu bị sán chó.
Những ai có nguy cơ bị sán chó Toxocara?
Bất cứ ai cũng có thể bị sán chó Toxocara. Trẻ nhỏ và những người nuôi thú cưng, những người hay ăn rau sống, đồ tái sống và không có thói quen rửa tay sạch trước khi ăn, đều có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó.
Bệnh sán chó gặp ở mọi nơi trên thế giới, nông thôn có tỷ lệ nhiễm cao hơn so với thành thị do tiếp xúc với đất vườn, ở thành thị phần lớn bị sán chó do thói quen nuôi thú cưng như chó, mèo…
Bệnh sán chó lây nhiễm cho con người qua đường nào?
Phân của chó, mèo phóng uế ra bên ngoài môi trường trứng sán chó, ở nhiệt độ môi trường sau 1 đến 2 tuần trứng sẽ hóa thành phôi. Đây là giai đoạn lây nhiễm bệnh sán chó cho con người qua đường ăn uống, qua da, niêm mạc. Qua đó giải thích tại sao nhiều gia đình không nuôi chó mèo nhưng vẫn có người bị sán chó.
Dấu hiệu bị sán chó thường gặp nhất
Phần lớn các trường hợp nhiễm sán chó không có biểu hiện triệu chứng. Trường hợp nhiễm lâu ngày không được điều trị có thể gây nên mẩn ngứa da dị ứng. Khi khám và điều trị da liễu bớt bệnh, hết thuốc thì ngứa lại. Người mệt mỏi, hay quên, cáu gắt, làm việc mất tập trung, có thể kèm theo đau bụng, đau đầu, mắt mờ, cảm giác nhột nhột, châm chích ở dưới da,…
Xét nghiệm trị sán chó bao lâu?
Thời gian trả kết quả trong ngày, sau khi có kết quả bác sĩ kê toa về nhà điều trị và hẹn ngày tái khám để xét nghiệm lại. Xét nghiệm máu bằng phương pháp Elisa có độ nhạy và độ đặc hiệu cao giúp chẩn đoán bệnh sán chó chính xác. Một vài xét nghiệm hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh sán chó như tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu, tốc độ lắng máu VS, phản ứng viêm CRP, cũng cần thiết cho việc tìm dấu hiệu bệnh sán chó.
Trị sán chó bao lâu hết bệnh?
Bệnh sán chó nếu được khám, làm xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị sớm thì dứt bệnh sau 1 đến 3 liệu trình, mỗi liệu trình từ 7 đến 15 ngày. Bệnh nhân lấy thuốc về nhà uống không cần phải nằm viện. Trị sán chó cần chú ý đúng thuốc, đủ thuốc, phối hợp những thuốc tốt, an toàn cho người bệnh.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
Số 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Điện thoại: 02473001318 - 0985294298
Website: Chuyenkhoakysinhtrung.com
Ngứa Da Dị Ứng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng
Ngứa da nổi mề đay có nhiều nguyên nhân gây ra ví dụ như dị ứng do thức ăn, mạt bụi nhà, nấm da, yếu tố gia đình, thiếu kẽm sau sinh em bé, nhiễm ký sinh trùng...
Xem: 78935Cập nhật: 14.02.2020
Bệnh Sán Chó Ở Người Có Nguy Hiểm Không
Bệnh sán chó ở người không phải là căn bệnh hiếm gặp nữa. Từ lâu chó luôn là động vật yêu thích và gần gũi với con người nhất, chính vì hay tiếp xúc với...
Xem: 59033Cập nhật: 13.02.2020
Triệu Chứng Của Bệnh Sán Lá Phổi
Tác nhân gây bệnh sán lá phổi ở Việt Nam là do sán lá Paragonimus heterotremus ký sinh trong phổi hoặc màng phổi gây nên.
Xem: 65958Cập nhật: 12.02.2020
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh Sán Lá Gan Lớn
Tác nhân dẫn tới người mắc bệnh là do ăn sống các loại rau mọc dưới nước hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng Sán lá gan lớn chưa nấu chín. Sán lá gan lớn...
Xem: 59600Cập nhật: 11.02.2020