1. Thuốc hạ sốt
Các gia đình nên chuẩn bị cả thuốc hạ sốt cho người lớn và trẻ em, loại nên sử dụng là acetaminophen hay gọi là thuốc paracetamol. Thuốc hạ sốt này có rất nhiều dạng như uống, đặt hậu môn, gói bột pha nước... tùy thuộc vào lứa tuổi. Theo bác sĩ, với gia đình có trẻ em, nên chuẩn bị thuốc dạng bột để pha nước cho trẻ uống hoặc viên nang đặt hậu môn để dễ dàng hơn khi tiếp nhận thuốc. Chỉ cần thân nhiệt trên 38 độ C là có thể dùng thuốc.
Về liều lượng, hầu hết mọi người thường tự động uống 1-2 viên paracetamol khi mua, song đây chỉ là ước lượng. Bạn có thể tham khảo theo công thức đơn giản về liều dùng cho cả người lớn và trẻ em, đó là 10-15 mg cho một kg cân nặng, nhân với cân nặng của mỗi người. Ví dụ một người nặng 50 kg thì uống một viên 500 mg, người 75 kg có thể uống 2 viên 500 mg.
Uống cách nhau 4-6 tiếng, không thể uống quá nhiều, một ngày tối đa 5 lần. Bác sĩ lưu ý nếu không có triệu chứng thì không dùng paracetamol, vì thuốc chỉ có tác dụng làm hạ nhiệt độ, không có công hiệu dự phòng. Ngoài ra, chỉ uống khi nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C. Một số phương pháp hạ sốt cơ học như mặc quần áo thoáng mát, tránh chùm chăn kín, lau người bằng nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2 độ (ví dụ sốt 39 độ C thì lau người bằng nước ấm 37 độ C) sẽ giúp hạ sốt.
2.Thuốc xịt - rửa mũi rửa họng, thuốc nhỏ mắt.
Người bị ho, chảy nước mũi, có thể rửa súc họng bằng nước muối sinh lý, không cần liều lượng cụ thể. Nên duy trì khoảng 3 lần một ngày, nhiều hơn có thể dùng 4-5 lần một ngày.
Các triệu chứng như ho chảy nước mũi là biểu hiện thông thường của Covid-19. Song, theo bác sĩ Ninh, không cần dùng thuốc giảm ho hoặc ức chế ho vì có thể khiến bạn không khạc được đờm trong phổi. Nếu dùng thuốc quá nhiều có thể không khạc được dịch tiết, gây hại đến cơ thể.
3. Thuốc chống dị ứng.
Hiện nay có nhiều thuốc chống dị ứng khác nhau, phổ biến là loại có tên gốc loratadine hoặc desloratadin. Thuốc này có thể dễ dàng mua ở hiệu thuốc.
4. Thuốc dự phòng điều trị đau dạ dày.
Trong thời gian cách ly, nhiều người tâm lý căng thẳng nên có thể xuất hiện nguy cơ đau dạ dày, cần dự trữ để uống khi xuất hiện triệu chứng khó chịu, chưa đến mức nhập viện.
5. Một số loại khác
Bên cạnh đó, các thuốc thiết yếu cho bệnh nhân huyết áp, tiểu đường, bệnh mạn tính, hen phế quản... phải đảm bảo có đủ thuốc đề phòng các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.
Với nhóm thuốc kháng viêm và chống đông, bác sĩ lưu ý không dùng khi chưa có biểu hiện suy hô hấp. Bình thường, trạng thái nhịp thở là dưới 20 lần/phút ở người trưởng thành. Nếu đếm nhịp thở trên 25 lần/phút thì có nguy cơ khó thở, rõ ràng hơn nữa còn có tức ngực, khó thở, không thể nói dài, trọn vẹn một câu, đó là triệu chứng gợi ý suy hô hấp. Bạn có thể trang bị máy SpO2 cặp ở đầu ngón tay để đo cho chính xác. Bình thường SpO2 trên 96%, nếu ta chỉ hít thở khí thở. Nếu SpO2 dưới 95% là dấu hiệu suy hô hấp.
Các thuốc chống viêm, chống đông chỉ dành cho các bệnh nhân suy hô hấp, hàng đầu là dexamethasone. Ưu tiên sử dụng dexamethasone, có thể thay bằng methylprednisolone hoặc prednisolone nếu không có dexamethasone, đây là dòng thuốc chống viêm có thể dùng được.
Thuốc chống đông như rivaroxaban, apixaban, dabigatran. Trong các gói thuốc đã ghi rất rõ hàm lượng, liều lượng, cách dùng. Nếu tuân thủ đúng theo hướng dẫn, có thể đảm bảo an toàn trong dùng thuốc.
F0 điều trị tại nhà cần uống nhiều nước. Nước hỗ trợ giảm nhiệt độ cơ thể, không khuyến nghị uống nước lạnh hay nước đá. Có thể uống oresol, pha đúng tỷ lệ ghi trên bao bì gói. Lưu ý, việc pha đúng tỷ lệ là rất quan trọng, đảm bảo cân bằng nước điện giải.
Ngoài thuốc còn thuốc bổ. Theo bác sĩ, việc dùng thuốc bổ là cách để cung cấp thêm vi chất bình thường bị thiếu. Bản chất thuốc bổ sẽ cung cấp thêm vitamin, kẽm, khoáng chất. Bạn có thể sử dụng các loại multi-vitamin đa sinh tố để bổ sung chất thiếu hụt, hoặc vitamin B, C, D đều được khuyến nghị bổ sung miễn dịch cơ thể. Dù không măc Covid-19 cũng nên bổ sung multi-vitamin. Bên cạnh đó, cần bổ sung kẽm, sắt, canxi. Các loại này cũng đều có thuốc bổ sung dạng uống hoặc dạng siro. Với các bạn nhỏ có thể dùng loại keo nhai.
Bác sĩ lưu ý với thuốc bổ, có thể dùng khi chế độ ăn không cung cấp đủ. Tuy nhiên, không được dùng quá liều. Nếu dùng quá liều, không đúng thời điểm có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Đừng nghĩ cứ uống thuốc nhiều là bổ, mà phải dùng hợp lý khoa học, đúng lúc.
Theo vnexpress
BẠN NÊN KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN KHI CÓ CÁC DẤU HIỆU SAU
Cuộc sống ngày nay ngày càng phát triển và hiện đại, ở các khu đô thị phát triển sẽ có nhiều khói, bụi, ô nhiễm, các chất độc...sẽ tấn công gan của chúng...
Xem: 28812Cập nhật: 17.07.2021
KIỂM SOÁT CHOLESTEROL PHÒNG ĐỘT QUỴ NHỜ CHẾ ĐỘ ĂN
Trong thưc đơn ăn hằng ngày của chúng ta, cần cung cấp đủ rau xanh, trái cây mỗi ngày, nên hạn chế mỡ, nội tạng động vật, chọn chất béo có lợi từ cá, dầu...
Xem: 29438Cập nhật: 15.07.2021
TÁC DỤNG CỦA MACCA VÀ HỒNG SÂM VỚI SỨC KHỎE
Theo quyển sách Thực Phẩm Chức Năng của Hiệp Hội Thực Phẩm Chức Năng Việt Nam, thì hồng sâm và macca là nhưng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.Hồng sâm giúp...
Xem: 30331Cập nhật: 12.07.2021
MỘT SỐ BỆNH NGỨA DA THƯỜNG GẶP
Bệnh ngứa da là một số bệnh lý về da gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, có thể đi kèm với những biểu hiện khác như nổi sần, mẩn đỏ, sưng tấy. Nguyên nhân...
Xem: 40163Cập nhật: 09.07.2021