Một Số Tác Hại Của Bệnh Nấm Nông Cần Phải Biết
Tổn thương da ở các nếp lớn là những dát hồng ban, rỉ nước vàng, ngứa, bờ rõ, không đều vớ nhiều mụn nước nhỏ (vesicle) và mụn mủ (pustule), nhiều vết thương,...
Bệnh nấm nông candida gây viêm da:
Vi nấm thường tấn công lớp thượng bì ở những vùng da xếp nếp lớn như bẹn, nếp dưới vú, nếp giữa hai mông hoặc kẽ ngón tay, ngón chân. Sự ẩm ướt thường xuyên là nguyên nhân cho vi nấm phát triển. Vì vậy làm việc ở điều kiện nóng nực, đổ mồ hôi nhiều, béo phì, tiếp xúc nhiều với nước là yếu tố nguy cơ của bệnh.
Ở kẽ ngón tay hoặc chân, thượng bì phá hủy đóng thành lớp màu trắng, dễ vỡ, bao phủ ở phía trên một rãnh nứt sâu, gây đau, đôi khi rỉ máu. Vùng da xung quanh bị viêm đỏ, đôi khi dày sừng, bong vảy.
Ở trẻ trong vòng 2 tháng tuổi, nếu như không giữ vệ sinh, không thay tã lót khi bị ẩm ướt sẽ dẫn đến viêm da ở vùng quanh hậu môn, mông, rốn với nhiều mụn mủ rải rác. Tuy nhiên, tình trạng viêm da tiếp xúc trước đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển hơn là thể nguyên phát do Candida.
Một số trường hợp trẻ nhiễm từ mẹ trong lúc sinh, sẽ gây ra nhiều mụn nước, mụn mủ ban đầu rải rác ở mặt, cổ, thân rồi lan dần đến khắp cơ thể trong 24 giờ. Bệnh thường lành tính, các tổn thương da khô dần và tróc vảy.
Bệnh nấm nông candida gây viêm móng và quanh móng:
Candida spp là nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh nấm móng, chủ yếu Candida albicans kế đến là C.parapsilosis, C.krusei và C.guillermondii. .parapsilosis, C.krusei và C.guillermondii.
Khác với viêm móng do Dermatophytes tác nhân thường gây bệnh ở móng chân. Candida spp thường gây bệnh ở móng tay hơn, chiếm khoảng 50% các trường hợp bệnh nấm móng tay. Các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa bị nhiễm bệnh nhiều hơn các ngón khác. Hiện tượng viêm quanh móng được xem là dấu hiệu khởi đầu đặc trưng của bệnh.
Bệnh thường phát triển trong môi trường ẩm ướt thường xuyên của tay chân, vì vậy yếu tố nghề nghiệp liên quan đặc biệt đến bệnh như công nhân hay làm việc trong xưởng nước đá, người bán ở trong xưởng nước đá, người bán tôm cá, nhân viên rửa chén ở nhà hàng, quán ăn, người bán nước, trái cây… Nữ thường chiếm đa số các trường hợp nhiễm.
Bệnh thường khởi đầu bằng sự xâm nhập của vi nấm vào các nếp gấp quanh móng nhất là nếp gấp gốc móng gây viêm mô mềm quanh móng, đôi khi rất đau. Vi nấm lan rộng thường có khuynh hướng ở lại bên trong vùng sinh móng (matrix) gây rối loạn cho sự tạo móng. Móng sẽ dần dần mất bóng, lõm xuống, gồ ghề, có sọc, dễ gãy và đổi màu. Đôi khi móng sẽ bị đội lên khỏi nền móng.
Bệnh nấm nông candida gây viêm âm đạo:
Viêm âm đạo do Candida là một nhiễm trùng cơ hội thường xảy ra ở phụ nữ có thai, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ và bệnh nhân bị tiểu đường. Ngoài ra, điều trị kháng sinh phổ rộng dài ngày, uống thuốc ngừa thai, rối loạn chuyển hóa sắt cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh. C.albicans và C.glabrata thường được phân lập trong các trường hợp nhiễm với tỉ lệ tương ứng là 70% - 80% và 5%.
Cảm giác bỏng rát và ngứa dữ dội ở vùng âm đạo kèm theo huyết trắng, đôi khi kèm tiểu rát là những dấu hiệu để bệnh nhân đi khám bệnh. Những biểu hiện này thường xuất hiện đột ngột ở phụ nữ đang mang thai và thường gia tăng trước khi có kinh ở phụ nữ chưa mang thai. Huyết trắng thường bở, đục, lợn cợn như sữa đông có thể dễ phân biệt với huyết trắng sinh lý hoặc do các tác nhân khác.
Bệnh nhân cảm giác rất đau khi đặt mỏ vịt thăm khám. Vùng âm hộ và niêm mạc âm đạo bị viêm đỏ, căng bóng, nhiều mảng huyết trắng dày bám ở vách âm đạo và biểu mô cổ tử cung. Nếu nhiễm nặng, vi nấm có thể xâm lấn ra quanh vùng hậu môn và vùng bẹn nhưng không bao giờ lan ra đến phần trên của cơ quan sinh dục.
Viêm âm đạo do Candida có thể phối hợp với nhiễm vi trùng ở giai đoạn đầu nhưng hiếm khi phối hợp với nhiễm Trichomonas vaginalis. Đối với phụ nữ chưa mang thai, khi bệnh tái phát nhiều lần, cần phải lưu ý xét nghiệm máu và nước tiểu để phát hiện tình trạng về tiểu đường. Trường hợp kèm theo biểu hiện nổi đẹn trong miệng và không đáp ứng với thuốc kháng nấm nên nghĩ đến việc nhiễm HIV/AIDS.
Bệnh nấm nông candida gây viêm quy đầu:
Khoảng 40% - 50% phụ nữ khỏe mạnh có mang vi nấm Candida trong âm đạo trong khi tỷ lệ viêm dương vật ở nam giới rất thấp, chứng tỏ Candida không phải là tác nhân lây lan rộng rãi qua đường tình dục như các bệnh khoa liễu.
Sự xuất hiện bệnh ở nam giới là dấu hiệu quan trọng gợi ý đến tình trạng giảm sức đề kháng cho bệnh nhân, đặc biệt là tiểu đường. Không cắt bao quy đầu cũng tạo điều kiện cho vi nấm tích lũy và phát triển.
Đầu dương vật bị viêm đỏ, nổi bóng nước hoặc nốt mủ, gây cảm giác bỏng rát, ngứa và đau. Những mảng giả mạc trắng có thể bám trên phần niêm mạc của dương vật.
Bệnh nấm nông candida gây viêm niêm mạc miệng:
Bệnh liên quan đến tình trạng giảm sức đề kháng của cơ thể như trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi suy dinh dưỡng, trẻ có hội chứng kém hấp thu, người già yếu, cơ địa tiểu đường, bệnh máu ác tính, nhiễm HIV/AIDS. Sử dụng kháng sinh phổ rộng lâu ngày hoặc thường xuyên phun corticosteroid trong bệnh hen suyễn, dùng hàm răng giả cũng là những yếu tố thường gặp C.albicans là vi nấm gây bệnh chính.
Thể điển hình thường hay gặp là đẹn miệng. Những chấm trắng xuất hiện ở nền viêm đỏ của niêm mạc miệng, lưỡi, vòm hầu, lợi, lưỡi gà. Các chấm này dần dần lan rộng ra và hợp nhất lại thành mảng lớn được gọi là giả mạc màu trắng, mềm, dễ bóc tách. Tổn thương có thể gây đau và khó nuốt đối với các thức ăn cứng. Lưỡi mất gai, trở nên nhẵn bóng hoặc lưỡi đen cũnglà nguyên nhân có thể gặp.
Thể viêm mạn tính xảy ra trong 60% ở trường hợp mang răng giả. Bệnh thường diễn biến âm thầm hoặc có biểu hiện lở mép, viêm đỏ và phù nề ở vòm miệng nơi gắn răng giả.
Lở khóe miệng (akngular cheilitis) là một bệnh khác của viêm niêm mạc miệng. Tuy nhiên, có thể xuất hiện như một biểu hiện của đẹn và thể viêm mạn tính (chronic atrophic candidosis).
Liên hệ xét nghiệm và điều trị ký sinh trùng giun sán tại Phòng khám bệnh giun sán, 76 Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5. Là phòng khám Chuyên khoa Nội Ký sinh trùng uy tín tại TP. HCM. Giờ mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh giun sán, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
BỆNH TÊ BÌ TAY
Tê bì tay là bệnh có triệu chứng xuất hiện 1-2 ngày hoặc kéo dài hàng tuần là biểu hiện của bệnh mạch máu, thần kinh và cơ xương khớp
Xem: 48495Cập nhật: 17.11.2020
CÓ NÊN ĂN THỊT TÁI SỐNG ?
Một số người có sở thích ăn các món thịt tái, hải sản sống mù tạt... nhưng không biết được có mối nguy hiểm nhiễm giun sán khi thực phẩm đã bị nhiễm
Xem: 41447Cập nhật: 16.11.2020
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ Ổ SÁN TRONG NÃO DO THƯỜNG XUYÊN ĂN TIẾT CANH VÀ RAU SỐNG
Người đàn ông 40 tuổi đến viện trong tình trạng đau đầu nhiều, buồn nôn, kèm theo sốt tăng dần, tê yếu nửa người phải. Kết quả citi sọ não cho thấy một...
Xem: 34470Cập nhật: 16.11.2020
ĐAU BỤNG CÓ THỂ DO BẠN ĐÃ BỊ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
Ký sinh trùng đường ruột cư trú trong đường tiêu hóa của con người hoặc động vật (được gọi là vật chủ). Chúng bám vào thành ruột và sinh trưởng bằng nguồn...
Xem: 61177Cập nhật: 16.11.2020