THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH SÁN CHÓ
Ngày nay, bệnh sán chó không còn xa lạ đối với chúng ta bởi đã có nhiều ca tử vong thương tâm đã xảy ra do người nhiễm không phát hiện được bệnh tình của mình để chữa trị kịp thời. Vậy làm sao để phát hiện sớm bệnh sán chó và nếu bị nhiễm bệnh sán chó Toxocara chúng ta nên xử lý thế nào?
Bệnh sán chó Toxocara là gì?
Bệnh sán chó Toxocara là một nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người qua đường miệng. Khoảng 80% là lây nhiễm từ chó ( Toxocara canis ), 20% lây nhiễm từ mèo ( Toxocara cati ). Ấu trùng từ phân của chó và mèo tồn tại nhiều tháng trong đất, cát, sau đó nhiễm cho động vật ăn cỏ, nhiễm vào nguồn nước, nhiễm vào rau củ,... người bị nhiễm sán chó do vô tình nuốt phải ấu trùng có trong nguồn nước, trong thịt động vật hoặc lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với chó mèo bị bệnh.
Những ai có nguy cơ bị nhiễm sán chó?
Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm sán chó Toxocara. Trẻ nhỏ và những người nuôi chó mèo có nguy cơ bị nhiễm cao hơn. Theo thống kê khoảng 5% dân số Hoa Kỳ xét nghiệm dương tính với Toxocara, ở Việt Nam là 12%. Điều này cho thấy hàng triệu người Việt Nam có thể đã tiếp xúc với ký sinh trùng Toxocara
Cách xử lý khi bị nhiễm sán chó
Sán chó nhiễm cho người sẽ gây nên các hội chứng như: Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng, hội chứng ấu trùng di chuyển đến mắt, hội chứng tổn thương thần kinh trung ương (thể não). Do đó, cần xác định thể bệnh để có hướng điều trị phù hợp.
Chữa trị bệnh sán chó Toxocara cần bổ sung thuốc kháng viêm với thể nặng. Thuốc kháng viêm sẽ được sử dụng để làm giảm các viêm nhiễm trong cơ thể, qua đó sẽ giảm tình mẩn ngứa da, dị ứng, nổi mề đay nếu có do bệnh sán chó gây ra. Phối hợp thuốc kháng viêm với thuốc diệt ký sinh trùng giúp điều trị hiệu quả bệnh sán chó Toxocara, chấm dứt tình trạng mẩn ngứa, đau nhức, mệt mỏi do sán cho gây ra.
Phối hợp thuốc nâng cao thể trạng và thuốc kháng H2, giúp tăng tác dụng hiệp đồng, nhanh chóng tác động tới ấu trùng sán chó Toxocara trú ngụ trong mô, trong máu, trong cơ, trong các tạng, trong, măt, não,…giúp quá trình điều trị bệnh sán chó nhanh, giảm gánh chi phí cho người bệnh.
Bị nhiễm bệnh sán chó có nguy hiểm không?
Ấu trùng sán chó khi nhiễm vào cơ thể con người qua đường miệng tới ruột non chúng sẽ chui qua thành ruột và vào máu, trong dòng máu chúng di chuyển đến các cơ quan nội tạng như gan, tim, thận, mắt và não. Đôi khi có thể phát hiện ấu trùng tạo đường hầm ngoằn nghèo dưới da.
Chu trình nhiễm bệnh sán chó ở người
Tại vị trí ấu trùng trú ngụ, chúng tạo nên các ổ mủ viêm nhiễm, khiến các tạng bị tổn thương, giảm hoặc mất chức năng, như gây đau tức gan, men gan cao bất thường, mờ mắt, giảm thị lực, đau nhức đầu, hay quên, ngứa da, nổi mề đay,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó Toxocara là gì?
Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó là mơ hồ vì các triệu chứng của bệnh sán chó thường tương đối giống với bệnh lý khác nên dễ chẩn đoán nhầm. Đã ghi nhận nhiều trường hợp bị ngứa da dai dẳng, chữa trị da liễu nhiều năm không hiệu quả. Sau đó được người thân chỉ cho xét nghiệm giun sán và điều trị bệnh giun sán mới hết ngứa. Cũng có trường hợp nhiễm sán chó nặng ấu trùng lên não nhưng không bị ngứa da hay đau đầu.
Phát hiện sớm bệnh sán chó bằng cách nào?
Đa số các trường hợp được phát hiện nhiễm bệnh sán chó sau một lần xét nghiệm tình cờ, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp là dương tính giả hoặc do phản ứng chéo với bệnh lý khác dẫn đến sai lệch về chẩn đoán. Để phát hiện sớm bệnh sán chó người bệnh nên chủ động thăm khám xét nghiệm khi bị ngứa da hoặc đau nhức đầu.
Phương pháp xét nghiệm tin cậy để chẩn đoán bệnh sán chó là xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA, kết hợp với một số chỉ số bất thường trong công thức máu để hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh, giảm thiểu dương tính giả và phản ứng chéo, hiện được triển khai tại một số phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng.
Phương pháp chụp phim MRI chẩn đoán sán chó ở não và nội tạng là phương pháp nâng cao, được áp dụng sau khi xét nghiệm máu bị nhiễm sán chó kèm theo đau nhức đầu, tức ngực, mệt mỏi, chán ăn kéo dài.
Một số dấu hiệu gợi ý nhiễm bệnh sán chó như sau:
Toàn thân, thường xuyên mệt mỏi, làm việc kém tập trung, hay quên
Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn ít gặp
Sốt nhẹ, đau cơ, thể lực yếu, nhanh mệt
Thần kinh, đau đầu, tê tay, mất ngủ
Tại mắt: nhìn mờ, nhìn mây, giảm thị lực ít gặp
Thời gian điều trị bệnh sán chó bao lâu?
Thời gian điều trị bệnh sán chó nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng, vị trí ấu trùng gây bệnh và đáp ứng điều trị của mỗi người. Trung bình thời gian điều trị bệnh sán chó là từ 5 đến 21 ngày, có thể lặp lại liều sau một tháng. Năng lực chuyên môn của bác sĩ là yếu tố quyết định cho việc thành công trong điều trị bệnh sán chó.
Để xác định khỏi bệnh sán chó hay chưa cần xét nghiệm lại sau điều trị một đến ba tháng, tuy nhiên nếu sử dụng thuốc không đủ liệu trình khi xét nghiệm lại rất khó để hy vọng có kết quả xét nghiệm mong đợi. Ví dụ: một người được uống 2 viên thuốc giun sán liều duy nhất để trị bệnh sán chó so với người sử dụng đầy đủ theo phác đồ trong thời gian 5 đến 15 ngày thì người uống thuốc theo phác đồ phối hợp thuốc sẽ khỏi bệnh sán chó, trong khi người uống hai viên thuốc liều duy nhất cần phải điều trị lại mới khỏi bệnh.
Bác sĩ: Nguyễn Ngọc Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày
Bệnh sán chó: Khi nào nên xét nghiệm bệnh sán chó
Bệnh sán chó là bệnh gây nên bởi một loài giun tròn có tên là Toxocara, chúng thường ký sinh ở chó và mèo. Do có tỷ lệ 80% lây nhiễm từ chó nên được gọi là...
Xem: 82497Cập nhật: 13.05.2020
Một Số Xét Nghiệm Quan Trọng Về Chức Năng Gan
Xét nghiệm chức năng gan giúp phát hiện sớm nhất có thể những tổn thương của gan, để bác sĩ có hướng điều trị kịp thời. Vì thế nên xét nghiệm chức năng...
Xem: 64251Cập nhật: 09.05.2020
Những Nguyên Nhân Thường Gặp Của Bệnh Sán Chó
Bệnh sán chó (hay còn gọi là bệnh giun đũa chó) có triệu chứng lâm sàng không rõ rệt. Tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân mà bệnh sẽ có biểu hiện khác...
Xem: 60164Cập nhật: 07.05.2020
Triệu Chứng Của Bệnh Giun Chỉ Thường Gặp
Bệnh giun chỉ là bệnh ký sinh trùng gây ra bởi giun chỉ. Loại ký sinh trùng này lây từ người này sang người khác qua muỗi đốt và phát triển thành giun trưởng...
Xem: 81890Cập nhật: 04.05.2020