Một Số Xét Nghiệm Quan Trọng Về Chức Năng Gan
Trong cơ thể chúng ta, có thể nói gan là một bộ phận thực hiện nhiều chức năng quan trọng nhất. Gan giống như một nhà máy lọc, lọc hết những chất cặn bả không tốt ra khỏi cơ thể. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ và kiểm tra gan thường xuyên để nhằm đảm bảo cho gan hoạt động tốt đồng thời bảo vệ sức khỏe cho mỗi chúng ta. Sau đây là một số các xét nghiệm quan trọng về chức năng gan mà các bạn cần phải biết.
Xét nghiệm chức năng gan khi nào là được
Xét nghiệm chức năng gan giúp phát hiện sớm nhất có thể những tổn thương của gan, để bác sĩ có hướng điều trị kịp thời. Vì thế nên xét nghiệm chức năng gan định kì hàng tháng là tốt nhất.
Ngoài ra còn có một số trường hợp như sau:
Nhiễm viêm gan B hoặc C.
Người có các tiền sử về bệnh gan như xơ gan, rối loạn chức năng gan,...
Theo dõi tác dụng của một số thuốc gây hại cho gan.
Gặp ở người hay thường xuyên uống nhiều bia rượu.
Người mắc phải bệnh như mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp,…
Các xét nghiệm chức năng gan nào là phổ biến
AST (Aspartate aminotransferase): Có nhiều trong cơ vân và cơ tim, giá trị bình thường dưới 40 UI/L.
ALT (Alanine aminotransferase): Có nhiều trong tế bào gan, giá trị bình thường dưới 40 UI/L.
GGT(Gamma-glutamytransferase): Có trong tế bào thành ống mật, giá trị bình thường từ 20 đến 40 UI/L.
Một số xét nghiệm khác liên quan đến chức năng gan
Bilirubin máu: hay còn được gọi là bilirubin toàn phần (TP) gồm 2 phần là bilirubin trực tiếp (TT) và bilirubin gián tiếp (GT). Khi bilirubin TP tăng trên 2.5 mg/dl cơ thể sẽ biểu hiện lâm sàng ra bên ngoài là tình trạng vàng da.
Bilrubin niệu: khi được phát hiện có bilirubin niệu bằng que nhúng nước tiểu, chắc chắn rằng cơ thể của chúng ta đang có vấn đề về gan mật.
Alkaline phosphatase - ALP: chủ yếu gặp ở gan và xương, ít hơn ở ruột, thận và nhau thai. ALP tăng nhẹ và trung bình (gấp hai lần bình thường) có thể gặp trong các bệnh viêm gan, xơ gan, di căn hoặc thâm nhiễm ở gan. ALP tăng cao (từ 3 đến 10 lần bình thường) thường gặp trong tình trạng tắc mật ở trong hoặc ngoài gan.
Amoniac máu (NH3): NH3 trong máu bình thường 5 đến 69 mg/dL. Tăng trong trường hợp bệnh gan cấp và mãn tính. Tuy nhiên, đây không phải là xét nghiệm đáng tin cậy để chuẩn đoán được bệnh não do gan.
Albumin huyết thanh: chỉ số bình thường từ 35 đến 55 g/L. Albumin giảm trong trường hợp xơ gan hoặc gan đang bị tổn thương rất nặng.
Mức độ tăng men gan liên quan đến các bệnh lí nào
Tăng nhẹ:
Viêm gan do virus gây ra.
Xơ gan, u gan hoặc di căn ở gan,...
Gan nhiễm mỡ.
Tăng trung bình:
Viêm gan do uống bia rượu, thuốc lá,..
Tăng cao:
Gan bị tổn thương do thuốc.
Tình trạng bị viêm gan virus cấp hoặc mạn tính.
GGT được dùng trong việc chuẩn đoán tình trạng nghiện rượu của bệnh nhân. Khi sử dụng rượu bia, chỉ số GGT sẽ tăng tỉ lệ thuận với lượng bia rượu được đưa vào bên trong cơ thể. Ngoài ra GGT còn phản ánh được sự tổn thương của gan do hút thuốc lá.
Ngoài việc đánh giá được tình trạng của gan qua các xét nghiệm men gan ( AST,ALT,GGT,..), kèm theo một số xét nghiệm khác giúp chúng ta sàng lọc một cách toàn diện nhất về các bệnh lí ở gan:
Tầm soát ung thư gan (siêu âm, sinh thiết,chụp cắt lớp, nội soi,...)
Làm các xét nghiệm bổ sung ( công thức máu, bilirubin, albumin và protein tổng,...)
Làm thế nào để gan luôn được khỏe mạnh
Lựa chọn những thực phẩm tươi sống, lành mạnh cho bữa ăn gia đình hàng ngày. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước mát,.. Bên cạnh đó cần phải bổ sung thêm các protein quan trọng cho cơ thể như hải sản, trứng, cá, thịt bò,...
Không nên sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là tuyệt đối không hút thuốc lá và uống rượu bia. Rượu bia là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan dẫn đến các bệnh như viêm gan, xơ gan,...
Có lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao, đọc sách, chay bộ,... Ăn uống sinh hoạt điều độ. Đảm bảo ngủ đủ giấc để tinh thần sảng khoái, không thức quá khuya,...
Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ. Có như vậy mới có thể phát hiện được bệnh kịp thời. Trường hợp người đang mắc bệnh cần kiểm tra thường xuyên để có thể biết được tình trạng bệnh của mình như thế nào, có ổn định hay không, để theo dõi và có biện pháp chữa trị.
Bạn có thể tham khảo thêm về bệnh sán chó gây ảnh hưởng đến gan tại đây.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN
Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày
Những dấu hiệu của bệnh giun sán cần biết
Nhiều người thường chủ quan cho rằng bệnh giun sán chỉ gây ngứa, viêm da nhưng có nhiều trường hợp chúng có thể di chuyển và phá hủy các bộ phận khác như...
Xem: 91307Cập nhật: 04.08.2020
Các phương pháp chẩn đoán ký sinh trùng gián tiếp
Chẩn đoán miễn dịch học các bệnh ký sinh trùng được chẩn đoán muộn so với các vi sinh vật khác do việc sản xuất kháng nguyên ký sinh trùng gặp khó khăn. Ký...
Xem: 68364Cập nhật: 27.07.2020
Khám Bệnh Ký Sinh Trùng Giun Sán Ở Đâu
Những bệnh thường do ký sinh trùng giun sán gây ra cũng có các biểu hiện như ngứa da dị ứng, nổi mề đay, đau đầu,… Nên người bệnh dễ nhầm với bệnh da liễu...
Xem: 62328Cập nhật: 21.07.2020
Triệu chứng nổi mề đay do nhiễm ký sinh trùng
Triệu chứng nổi mề đay thường có thể gặp ở mọi lứa tuổi, xuất hiện ở bất kì vị trí nào của cơ thể khi thì ở mặt, ở tay, ở chân, khi thì ở lưng,...
Xem: 58421Cập nhật: 16.07.2020