Mức Độ Nguy Hiểm Của Bệnh Sán Chó
Câu hỏi: nhà em và hàng xóm xung quanh nuôi nhiều chó. Em rất lo cho mấy đứa nhỏ thường xuyên chơi đùa tiếp xúc với chúng. Chồng em thường xuyên bị ngứa da và đau đầu. Qua tìm hiểu em thấy giống như nhiễm bệnh sán chó. Bác sĩ cho em hỏi mức độ nguy hiểm của bệnh sán chó và cách chữa trị. Em cảm ơn bác sĩ. TR.T.T.H, Quận 10.
Trả lời:
Bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh giun đũa chó, qua đường ăn uống con người mắc phải trứng giun sán có trong đất, nước bị nhiễm phân của chó mèo, hay nuốt phải ấu trùng khi ăn phải một số thịt cá tái sống, rau chưa được nấu chín. Sau 1 đến 2 tuần trứng giun phát triển thành ấu trùng sau đó xâm nhập các bộ phận trong cơ thể. Tỷ lệ nhiễm từ chó (Toxocara canis) chiếm 80% và từ mèo (Toxocara cati) thì chiếm 20%.
Mọi người đều có thể mắc phải sán chó, nhất là ở các gia đình nuôi chó mèo và trẻ con sẽ nhiễm cao hơn người lớn. Tỷ lệ ở nông thôn nhiễm cao hơn thành phố là do sử dụng nguồn nước và tiếp xúc với đất cát thường xuyên. Những người hay thích ăn các loại rau, thịt động vật tươi sống. Những người hay ăn các nội tạng của động vật chưa được nấu chín kỹ, uống phải nguồn nước đã bị nhiễm trứng giun. Thói quen tiếp xúc với thú cưng hay đất cát, không rửa tay trước khi ăn. Ở Việt Nam có khoảng 20% người có kháng thể với sán chó và tỷ lệ này ngày càng tăng nhanh. Tại Mỹ thì tỷ lệ nhiễm cao nhất là 13,9% và đang giảm dần còn 5,1%.
Quá trình nhiễm bệnh sán chó cho người
Phần lớn nhiễm bệnh sán chó không có triệu chứng mà tình cờ phát hiện qua việc làm xét nghiệm kiểm tra sức khỏe tổng quát. Một số trường hợp phát hiện sau khi điều trị da liễu, bệnh dị ứng hay bệnh viêm gan,... Khi dùng thuốc giảm ngứa nếu ngừng thuốc 1 đến 2 tuần tái phát lại. Một số trường hợp mệt mỏi, hay cáu gắt, sốt nhẹ, sôi bụng, gầy gò, chán ăn mà không thể tìm ra nguyên nhân.
Vì vậy, khi nổi mẩn ngứa thì không nên tự điều trị tại nhà mà hãy nhanh chóng đến ngay các trung tâm chuyên khoa ký sinh trùng để được bác sĩ tiến hành khám và điều trị. Những trường hợp bị ngứa lâu ngày thì nên làm xét nghiệm máu để chẩn đoán một số loại giun sán hay gây nổi mẩn ngứa. Nếu bị nhiễm sán chó mà không được điều trị sớm sẽ gây biến chứng đến não, mắt, gan,… có thể dẫn tới một số hội chứng và biến chứng nguy hiểm như sau:
Ở trẻ em bệnh biểu hiện hai hội chứng
Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng và hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt.
Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng bao gồm những biểu hiện lâm sàng sau: Trẻ đi khám bệnh vì những biểu hiện:
Thần kinh như : Đau nhức đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt.
Ở da như : xuất huyết dưới da thường gặp nhiều nhất là bầm da, nổi mề đay, nổi cục u ở da, sung phù một vùng da.
Vòng tròn mầu đen mô phỏng ấu trùng sán chó di chuyển tự do trong dòng máu
Về hô hấp như : ho kéo dài, điều trị theo phác đồ thông thường không giảm, thường kèm công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao.
Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hay đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, kèm gan lá lách to, công thức máu thường có bạch cầu ái toan tăng cao.
Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, tất cả các xét nghiệm thông thường đều âm tính, kèm công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao.
Đau cơ, đau khớp, sốt, ói, kèm bạch cầu ái toan tăng cao.
Gầy ốm, xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, kém tập trung.
Ở thận: hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp.
Một số trường hợp bệnh biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau, do đó, dễ nhầm lẫn với những bệnh nội khoa khác.
Thường đa số bệnh nhân có công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao và kéo dài nên nghĩ đến nhiễm ký sinh trùng gây bệnh nội tạng, thường gặp nhất là ssn chó Toxocara spp.
Hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt
Người bệnh than phiền là mờ mắt, khi khám thường gặp là :
Viêm màng bồ đàò với biểu hiện trên lâm sàng với 3 hình ảnh : viêm mủ nội nhãn nội sinh, u hạt cực sau vùng hoàng điểm hoặc giữa gai thị - hoàng điểm và u hạt ở võng mạc mắt chu biên. Nên nghĩ đến bệnh ngay ở một trẻ viêm màng bồ đào một mắt, với hình ảnh đáy mắt có ổ tổn thương ở hoàng điểm hoặc ở võng mạc chu biên.
Triệu chứng chính là mờ mắt, không đau nhức, không viêm đỏ, nên khó phát hiện sớm. Chẩn đoán phân biệt đáng ngại nhất trên lâm sàng của bệnh này là u nguyên bào võng mạc, cần xác định sớm qua hình ảnh siêu âm và Doppler hoặc CT – Scan để có hướng điều trị thích hợp.
Viêm kết mạc : Kết mạc viêm nhẹ, hơi đỏ, thường kèm ngứa, thường được bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán là viêm kết mạc dị ứng
Ở người lớn chủ yếu là hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng, bệnh ở mắt rất hiếm.
Các thể lâm sàng ở người lớn được chia theo cơ quan bị tổn thương, bao gồm các thể : Thần kinh – cơ, mẩn ngứa ngoài da, rối loạn tiêu hóa, tổn thương hệ hô hấp, giả hệ thống, thể khác
Thể giả hệ thống : Bệnh có biểu hiện tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận, giống bệnh toàn thân.
Ấu trùng sán chó có thể trú ngụ và gây tổn thương nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể
Thể khác: Bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu, xanh xao, mệt, gầy ốm, công thuức máu có bạch cầu ái toan tăng cao, huyết thanh chẩn đoán (+) với sán chó Toxocara. Trong các thể bệnh, thể thần kinh - cơ chiếm đa số.
Triệu chứng lâm sàng bệnh sán chó Toxocara
Thể thần kinh - cơ (theo thứ tự tỷ lệ giảm dần): Nhức đầu, sung đau cơ, yếu nửa người, liệt, co giật, chóng mặt, động kinh, viêm não - màng não.
Thể ngoài da: Nổi u cục tại da, nổi mề đay, sung phù một vùng da hoặc khắp người.
Thể tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa dễ nhầm với viêm đại tràng mạn tính.
Thể hô hấp: Tràn dịch màng phổi, ho kéo dài, ho bất cứ khi nào.
Trong thể thần kinh - cơ, bạch cầu ái toan tăng trong 1/3 các trường hợp; trong khi các thể không phổ biến, bạch cầu ái toan là một triệu chứng gợi ý để cho y lệch huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng nội tạng trong đó có huyết thanh chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara.
Chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara
Dựa vào triệu chứng lâm sàng vừa nêu
Nếu nghi ngờ cho làm công thức máu, công thức bạch cầu, chú ý bạch cầu ái toan, tốc độ lắng máu VS, yếu tố viêm CRP.
Xét nghiệm đặc thù để loại trừ sán chó hoặc hỗ trợ cho chẩn đoán nếu có điều kiện.
Kỹ thuật xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán sán chó Toxocara spp.
Lấy 1 đến 2 ml máu sau đó ly tâm. Sử dụng kỹ thuật ELISA với kháng nguyên ES (ngườioại tiết-phân tiết) từ ấu trùng giai đoạn 2 của Toxocara canis. Kết quả dương tính khi hiệu giá kháng thể từ 1/800 trở lên, thường dương tính ở các hiệu giá 1/800, 1/1.600, 1/3.200.
Bệnh nhân bị viêm da do nhiễm sán chó lâu ngày
Điều trị sán chó Toxocara
Thuốc đặc trị sán chó
Liều ở trẻ em 10mg - 15kg/ngày, chia hai lần sang chiều, uống sau ăn, thời gian điều trị 5, 10, 15, 28 ngày tùy theo biểu hiện lâm sàng.
Các phác đồ điều trị bệnh Toxocara spp ở trẻ em.
Phác đồ Thuốc
I Thuốc đặc trị sán chó trong máu
II Thuốc đặt trị + Kháng viêm
III Thuốc đặc trị + Kháng viêm + Thuốc khác
Thuốc khác là: Thuốc điều trị riêng cho từng triệu chứng cụ thể (Thí dụ : Thuốc động kinh, kháng sinh, thuốc tim mạch…) khi người bệnh có những biểu hiện đi kèm.
Liều điều trị ở người lớn được đề nghị là 800 mg/ngày chia 2 lần. thời gian điều trị thay đổi tùy theo thể lâm sàng và đáp ứng thuốc của từng cá thể, tương tự như ở trẻ em.
Biện pháp dự phòng bệnh sán chó
Với trẻ em
Không cho trẻ nghịch đất, ăn đất, mút tay. Nếu không thể, chỉ nên cho trẻ chơi ở những nơi không có chó mèo lui tới. Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay trước khi ăn.
Với người lớn
Ngay sau khi tiếp xúc đất nên rửa tay thật kỹ.
Nên rửa rau hay trái cây thật kỹ trước khi ăn.
Không nên ăn sống hay tái các món thịt tái sống như phở bò tái, bò lúc lắc,...
Với cả trẻ em và người lớn
Tránh tiếp xúc trực tiếp với chó và mèo. Nên xổ giun định kỳ cho chó mèo. Nuôi chó mèo không nên thả rong để làm giảm bớt ô nhiễm môi trường.
Qua câu hỏi của chị chúng tôi khuyên chị nên đưa gia đình tới phòng xét nghiệm ký sinh trùng để kiểm tra bệnh giun sán. Rất có thể chồng chị và các bé bị nhiễm sán chó vì môi trường số có yếu tố dịch tễ được xét vào nhóm nguy cơ cao chị nhé./.
Bác sĩ. Nguyễn Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
HÚT THUỐC LÁ CÓ HẠI CHO HẦU HẾT MỌI CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ
Hút thuốc làm tăng nguy cơ đau tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các rối loạn khác. Nicotine là chất gây nghiện có trong thuốc lá. Những...
Xem: 23056Cập nhật: 27.06.2023
CÁCH NHẬN BIẾT MỘT SỐ NẤM ĐỘC PHỔ BIẾN
Nấm độc tán trắng, hình nón và "thiên thần hủy diệt Quảng Châu" là ba loại nấm độc thuộc chi Amanita, được phát hiện phân bố rộng rãi và thường gặp tại...
Xem: 20451Cập nhật: 25.06.2023
XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU PHÁT HIỆN CÁC BỆNH THẬN SAU
Khi làm kết quả xét nghiệm nước tiểu là cơ sở phát hiện một số bệnh nguy hiểm như sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận… cùng các phương pháp chẩn đoán k...
Xem: 19301Cập nhật: 22.06.2023
BỆNH GIUN CHỈ BẠCH HUYẾT
Bệnh giun chỉ bạch huyết là bệnh nhiễm trùng hệ bạch huyết do một trong ba loài giun tròn gây ra, là nguyên nhân phổ biến gây ra thương tật vĩnh viễn trên toàn...
Xem: 22632Cập nhật: 22.06.2023