Theo nghiên cứu, ngưng thở khi ngủ làm giảm oxy, khiến nồng độ carbon dioxide, huyết áp và nhịp tim tăng lên. Tất cả yếu tố này dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể và não, kích hoạt những hormone gây căng thẳng, làm tăng huyết áp và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
Những thay đổi trong mạch máu có thể dẫn đến đột quỵ. Hoạt động cung cấp máu không hiệu quả làm chết tế bào thần kinh hoặc suy giảm chất trắng, cuối cùng dẫn đến suy giảm nhận thức. Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng có ít thời gian ngủ sâu hơn. Chất trắng trong não họ có những tổn thương đáng kể. Chất trắng là mô hình thành các kết nối giữa tế bào não và phần còn lại của hệ thần kinh. Khi quét não, các đốm trắng nhỏ, được gọi là cường độ chất trắng, cho thấy mức độ tổn thương.
Các chuyên gia phát hiện mối liên hệ của tổn thương não với chứng ngưng thở khi ngủ khi phân tích các trường hợp nghiêm trọng.
Tuy nhiên, chuyên gia cũng cho biết không có phương pháp điều trị nào cho những thay đổi như vậy trong não. Nhiều cường độ chất trắng có thể làm chậm khả năng xử lý thông tin, tập trung và ghi nhớ của não bộ. Nó cũng dẫn đến các tình trạng như trầm cảm, lo lắng và cáu kỉnh. Giấc ngủ kém cũng có thể dẫn đến huyết áp cao, tổn thương não hoặc đột quỵ.
Ước tính 936 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới trong độ tuổi từ 30 đến 69 mắc chứng ngưng thở khi ngủ, trong đó nhiều người không được chẩn đoán.
Người bị ngưng thở khi ngủ thường không thể tự nhận biết vì xảy ra khi đang ngủ, triệu chứng khởi phát có thể chỉ là ngáy trong đêm. Khi nghiêm trọng hơn, người bệnh thường thở nấc hay thở ngắt quãng tái đi tại lại trong đêm, tiểu đêm, nhức đầu buổi sáng, thức dậy mệt mỏi, giảm trí nhớ, thay đổi tính tình, cáu gắt, buồn ngủ ngày, giảm ham muốn tình dục.
Nếu không được điều trị, hiện tượng này gây giảm oxy và tăng khí CO2 trong máu, từ đó ảnh hưởng đến mạch máu ở tim, phổi, thận, tuyến tụy, não, dẫn tới một loạt các rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, đau thắt ngực, nguy cơ mạch vành, xơ vữa động mạch, xuất huyết não, lún sọ não.
Trường hợp nghiêm trọng và không được điều trị sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp ba lần người không mắc bệnh này.
Cách điều trị giun đũa chó hiệu quả nhất
Điều trị giun đũa chó nên được khám và chữa trị tại phòng khám chuyên khoa, nơi có đầy đủ trang thiết bị, có các bác sĩ chuyên khoa cũng như thuốc chuyên khoa...
Xem: 50874Cập nhật: 06.07.2020
Xét nghiệm sán chó có cần nhịn ăn không
Nhiều người hỏi xét nghiệm sán chó có cần phải nhịn ăn không, có nơi thì nói cần phải nhịn ăn, nơi thì lại nói không cần nhịn ăn. Vậy xin trả lời cụ thể...
Xem: 71637Cập nhật: 02.07.2020
Thuốc trị giun sán chó phụ thuộc vào yếu tố nào
Thời gian thuốc trị giun sán chó phụ thuộc vào mức độ bệnh, số lượng ấu trùng và thời gian nhiễm. Phương pháp điều trị bệnh sán chó thường phối hợp thuốc...
Xem: 61947Cập nhật: 28.06.2020
Tư vấn thuốc trị sán chó đúng cách
Nếu chỉ dựa vào xét nghiệm dương tính 0,54 mà không hề có bất kỳ các triệu chứng lâm sàng nào khác thì chưa chắn bạn đã bị nhiễm bệnh sán chó. Cũng xin nói...
Xem: 152160Cập nhật: 23.06.2020