NGỨA 4 NĂM MỚI PHÁT HIỆN NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ MÈO
HÀ NỘI - Người phụ nữ 48 tuổi, 4 năm qua ngứa dữ dội, gãi đến mức trầy xước, nhiễm trùng, bác sĩ khám phát hiện nhiễm giun đũa chó mèo.
Tại một cơ sở khám chữa chuyên khoa ký sinh trùng giun sán cho biết bệnh nhân đến khám trong tình trạng toàn thân thâm tím, có nhiều mảng da trầy xước, nhiều vết ngoằn ngoèo dưới da như giun bò.
Kết quả xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân nhiễm giun đũa chó mèo, kèm dị ứng trên da. Người phụ nữ không nuôi chó mèo, không tin nhiễm giun. Tuy nhiên bác sĩ cho rằng nguồn lây có thể từ ăn rau sống, hoặc khi chế biến thức ăn. Bác sĩ dùng thuốc điều trị đặc hiệu để giảm sự phát triển của ấu trùng, trị triệu chứng ngứa, sức khỏe người bệnh sau đó ổn định.
Giun đũa chó mèo (Toxocara) là loại ký sinh trùng ở chó mèo, trứng giun thường có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo. Thông thường, trứng giun đũa trong cơ thể mèo, chó theo phân ra ngoài môi trường, 1-2 tuần sau sẽ hóa phôi. Đây là giai đoạn trứng giun đũa xâm nhập gây bệnh cho người.
Người nhiễm loại giun này có thể do ăn phải một cách tình cờ. Ấu trùng di chuyển qua niêm mạc ruột vào tuần hoàn máu đến hệ thần kinh trung ương như não, tủy sống và rễ dây thần kinh, gây viêm não, màng não. Trẻ em dễ nhiễm giun sán do thói quen đùa nghịch với đất cát, là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế của chó, mèo.
Ngứa là dấu hiệu điển hình. Người bệnh ngứa rất nhiều đến mất ăn mất ngủ, gãi trầy xước da, toàn thân thâm tím, sứt sẹo vì ngứa. Người bệnh nhiễm trùng trên da nhiều năm, điều trị về da liễu nhưng bệnh không thuyên giảm. Tại mỗi vị trí khác nhau sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau.
Điều trị ấu trùng giun đũa chó mèo thường kéo dài. Đáp ứng điều trị của mỗi người cũng khác nhau, có những bệnh nhân một lộ trình điều trị đã cải thiện triệu chứng, song có người phải 2-3 đợt, và luôn cần bác sĩ theo dõi sát, chỉnh thuốc cho phù hợp.
Hiện nay, nhiều người nuôi thú cưng, chơi và ngủ cùng chúng, là nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật. Bác sĩ khuyến cáo các gia đình vệ sinh môi trường sống, không cho trẻ em chơi ở những nơi có phân chó mèo, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín uống sôi. Tẩy giun định kỳ cho vật nuôi.
Theo Vnexpress
Dấu hiệu bị sán chó mèo cần lưu ý
Dấu hiệu bị sán chó mèo nguyên nhân là một loại ấu trùng ký sinh trên chó mèo, một loại ký sinh chủ yếu trong ruột chó mèo khi chúng thải phân ra bên ngoài môi...
Xem: 136205Cập nhật: 01.06.2020
Một số dấu hiệu bị sán chó ít ngờ nhất
Bệnh sán chó Toxocara là một bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người do giun tròn ký sinh, thường được tìm thấy ở trong ruột của chó và mèo. Do...
Xem: 69623Cập nhật: 26.05.2020
Dấu hiệu bệnh sán chó mèo lây từ vật nuôi sang người
Bệnh sán chó mèo là một bệnh nhiễm trùng lây truyền từ vật nuôi sang người (zoonosis) do giun tròn ký sinh được tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo...
Xem: 114119Cập nhật: 21.05.2020
Dấu hiệu bệnh sán chó ít gặp khi nhiễm nhưng rất nguy hiểm
Những dấu hiệu bệnh sán chó nào thường gặp là: Người mệt mỏi làm việc kém tập trung, đôi khi ngứa dị ứng, cảm giác nhột châm chích dưới da thường gặp...
Xem: 67897Cập nhật: 18.05.2020