Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh Sán Lá Gan Lớn
Tác nhân dẫn tới người mắc bệnh là do ăn sống các loại rau mọc dưới nước hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng Sán lá gan lớn chưa nấu chín. Sán lá gan lớn có hai loài đó là: Fasciola hepatica và Fasciola gigantica.
Phương thức lây nhiễm bệnh:
Ở người, sán ký sinh trong gan mật, có thể trong cơ, dưới da... Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật → ruột → ra ngoài.
Trứng sán khi xuống nước, nở ra ấu trùng lông và ký sinh trong ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi → rời khỏi ốc và bám vào các loại rau mọc dưới nước tạo nang trùng hoặc bơi tự do trong nước.
Người hoặc trâu bò ăn phải thực vật thủy sinh hoặc uống phải nước lã có ấu trùng sẽ bị nhiễm Sán lá gan lớn.
Phân bố: Fasciola hepatica phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Fasciola gigantica ở Châu Á.
Triệu chứng bệnh:
Lâm sàng:
Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, có sốt hoặc không, thiếu máu da xanh, niêm mạc nhợt…
Đau bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn.
Gan to hoặc bình thường, mật độ mềm, ấn đau và có dấu hiệu ấn kẽ liên sườn.
Cận lâm sàng:
Trong máu bạch cầu ái toan tăng cao.
Siêu âm thấy gan có những ổ âm hỗn hợp hình tổ ong hoặc có hình ảnh tụ dịch dưới bao gan.
Có kháng thể kháng Sán lá gan lớn.
Xét nghiệm phân tìm trứng sán.
Chẩn đoán bệnh:
Dịch tễ: sống trong vùng Sán lá gan lớn lưu hành.
Lâm sàng: có một hoặc nhiều triệu chứng nêu trên.
Cận lâm sàng: bạch cầu ái toan tăng cao trong máu.
Siêu âm hoặc CT-Scan.
Thử ELISA để phát hiện kháng thể.
Xét nghiêm phân hoặc dịch mật tìm trứng sán.
Điều trị bệnh: thuốc đặc hiệu Triclabendazole.
Phòng ngừa bệnh:
Không ăn sống các loại rau mọc ở dưới nước, không uống nước lã. Khi nghi ngờ nhiễm Sán lá gan lớn phải đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Liên hệ khám bệnh giun sán tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Thời gian mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị bệnh giún, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Nguyễn Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Mẩn Ngứa Da Do Giun Sán Cách Phát Hiện Nhiễm Sán Trong Máu Gây Ngứa
Mẩn Ngứa Da Do Giun Sán Cách Phát Hiện Nhiễm Sán Trong Máu Gây Ngứa. Dựa vào xét nghiệm máu xác định sự hiện diện của ấu trùng sán chó Toxocara dựa vào các thể...
Xem: 29227Cập nhật: 16.03.2023
Giun Sán: Mối Nguy Hại Khôn Lường Đối Với Sức Khỏe Trẻ Nhỏ
Bệnh giun sán ở trẻ em là bệnh rất thường gặp. Tuy nhiên, nếu cha mẹ lơ là, thiếu quan tâm, không nhận biết và điều trị sớm tình trạng này, bé sẽ có nguy...
Xem: 25873Cập nhật: 16.03.2023
BỆNH DO SÁN LÁ LỚN Ở GAN
Sán lá lớn ở gan gây bệnh cho người có hai loại : Fasciola hepatica, phổ biến nhất, phân bố rộng khắp, và Fasciola gigantica, phân bố tập trung hơn. Cả hai loại sán...
Xem: 30816Cập nhật: 13.03.2023
Bệnh Sán Dây Cá, Xét Nghiệm Có Biết Nhiễm Sán Dây Cá Không?
Bệnh nhiễm sán dây cá hay tên khoa học là D. latum của họ Diphyllobothriidae trong ruột. Thông thường người bị nhiễm là bằng cách ăn cá sống hoặc chưa nấu chí...
Xem: 26329Cập nhật: 06.03.2023