Những Điều Cần Biết Về Bệnh Nấm Aspergillus
Nấm Aspergillus là một trong những loại chủng nấm lớn nhất, có mặt ở khắp nơi trên thế giới, có khoảng đến 100 loài, hiện tại có khoảng 20 đến 30 loài gây bệnh cho người, những chủng quan trọng là A. fumigatus, A. flavus, A. niger như A.aureus, A.flavus gây nên viêm da; A.niger gây nên viêm tai, phổi, dị ứng, hen; A.nidulans, A.versicolerr, A.terreuss gây nên viêm da ở chân, tay, viêm quanh móng; A.keratitis gây nên viêm giác mạc; đặc biệt A.fumigatus và A.flavus hay gây nên viêm phổi.
Nấm Aspergillus sống hoại sinh ở trên đất, sản sinh ra hàng tỷ bào tử bay trong không khí, người bị suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, ung thư, dùng hóa liệu pháp, glucocorticoides kéo dài…) có nhiều nguy cơ có thể mắc bệnh thể lan tràn. Bệnh có liên quan với nghề nghiệp như giặt áo lông, cạo ống khói, nông dân, nuôi súc vật,…
Phương thức gây bệnh của nấm Aspergillus là đầu tiên có thể gây bệnh ở da và sau đó tiến triển gây bệnh hệ thống hoặc ngược lại.
Triệu chứng lâm sàng:
- Da: tổn thương những đám đỏ, đôi khi hình thành các dát trắng và bong vảy cám như lang ben, hoặc có hình đa cung như nấm da. Trong một số trường hợp xuất hiện như các gôm, sùi, áp xe hay vết loét ở da. Người bị AIDS thường hay bị A.fumigatus và A.flavus gây nên bệnh nấm ở da và ở đầu.
- Tai: nấm thường gây bệnh ở ống tai, ống tai thường sưng nề, vảy xuất hiện nhiều, hơi ẩm, rất ngứa. Nấm có thể lan ra ở vành tai hoặc lan vào trong màng nhĩ, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây thủng màng nhĩ. Nấm Aspergillus còn gây nên bệnh viêm xoang.
- Mắt: nấm Aspergillus thường gây viêm hốc mắt rồi lan ra nhãn cầu gây nên viêm loét giác mạc, viêm kết mạc và tuyến lệ.
- Hệ thần kinh: thông qua các hốc ở mặt hay hốc sọ, nấm có thể xâm nhập vào bên trong gây nên viêm tiểu não, não.
- Lưỡi: bệnh lưỡi " lông đen", niêm mạc ở lưỡi thường có màu đen với các nhung mao đen.
- Tim: thường gây nên viêm màng trong tim, viêm cơ tim.
- Xương: gây nên viêm xương, viêm màng xương.
- Hệ tiết niệu: chủ yếu là gây nên viêm bàng quang, viêm niệu quản.
- Phổi: thường thì đầu tiên gây viêm phế quản với triệu chứng xuất tiết nhiều đờm, khò khè, trong dịch phế quản có nhiều tế bào nấm, bệnh nhân thường sẽ bị sốt, khó thở, ho, người xanh xao rối dẫn đến viêm phổi với những triệu chứng giống hệt như lao phổi. Bệnh nhân có thể dẫn đến viêm màng phổi hoặc viêm mủ màng phổi rồi lan sang tim. Ngoài ra nấm còn có thể phát triển trong một hang sẵn có sau đó tạo thành bướu nấm (funguns ball) ở phổi.
- Hen dị ứng: khi hít phải bào tử trong không khí dẫn tới các triệu chứng hen phế quản dị ứng như khó thở, sốt, ho khan, sút cân và phổi có ran.
Xét nghiệm:
Soi trực tiếp: Bệnh phẩm là vảy da, dịch mủ, đờm,... nhỏ KOH 20%, nhuộm gram, soi dưới KHV tìm sợi tơ nấm, bào tử. Sợi tơ nấm, phân nhánh kép, góc của nhánh và sợi chính là 45 độ, có vách ngăn màu trong ± thấy những bào tử nhỏ, đường kính 3-4µm, có vỏ thô ráp, đôi khi có thể thấy bộ phận sinh bào tử của nấm. Nếu là nấm nội tạng cần phải sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học, nhuộm PAS, Methenamine silver.
- Nuôi cấy: môi trường Sabouraud ở nhiệt độ phòng, khuẩn lạc mọc sau 4 đến 5 ngày, màu sắc tùy loài gây bệnh (đen, xanh, vàng, da cam, trắng. A.fumigatus cho màu xanh lá cây sẫm rồi thành xanh da trời), bao giờ cũng có viền trắng là do những sợi nấm đang phát triển nhưng chưa có bào tử. Sợi tơ nấm có vách ngăn, có cuống bào tử, túi bào tử gắn với những bào tử đính.
Chẩn đoán phân biệt:
Ở da cần chẩn đoán phân biệt với những sẩn ngứa do côn trùng, viêm da mủ và các bệnh nấm da khác.
Bệnh nấm Aspergillus cần phân biệt với các bệnh nấm blastomycosis, histoplasmosis, coccidioidomycosis...
Điều trị:
- Amphotericine B PIV 1mg/kg/ngày hoặc khí dung, có hiệu quả thấp.
- Itraconazole 400 mg/ngày, có hiệu lực ở 62% dạng lan tràn và 44% thể bướu.
- Bướu Aspergillus: phẫu thuật cắt bỏ.
Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để làm xét nghiệm và điều trị. Chú ý không nên tự điều trị dẫn đến nhờn thuốc và biến chứng tiêu hóa.
Liên hệ xét nghiệm và điều trị ký sinh trùng giun sán tại Phòng khám bệnh giun sán, 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Giờ mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh giun sán, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Lê Giang
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
NGƯỜI PHỤ NỮ VUI MỪNG SAU KHI ĐƯỢC TRỊ KHỎI BỆNH SÁN CHÓ TOXOCARA
HÀ NỘI – Chị P.N.A 32 tuổi tại Long Biên, trải qua 8 năm ngứa dữ dội, mất ăn mất ngủ, gãi đến mức trầy xước da, da đổi màu sạm, bác sĩ khám sau đó chỉ...
Xem: 23866Cập nhật: 05.07.2023
SAU 8 NĂM CHỮA TRỊ NGỨA DA MẠN TÍNH NGƯỜI PHỤ NỮ MỚI BIẾT NHIỄM SÁN CHÓ TOXOCARA
HÀ NỘI – Chị P.N.A 32 tuổi tại Long Biên, trải qua 8 năm ngứa dữ dội, mất ăn mất ngủ, gãi đến mức trầy xước da, da đổi màu sạm, bác sĩ khám sau đó chỉ...
Xem: 22914Cập nhật: 05.07.2023
THỊT RÃ ĐÔNG CÓ NÊN ĐÔNG LẠI ?
Đông lạnh là cách hiệu quả để duy trì giá trị dinh dưỡng, chất lượng và hương vị của nhiều thực phẩm. Nếu thịt vừa rã đông lại đông lạnh ngay thì không...
Xem: 19958Cập nhật: 04.07.2023
BIẾN CHỨNG SAU TIÊM SILICON
Tai và bàn tay của người phụ nữ 46 tuổi, bị sưng tấy, đau nhức sau vài tháng tiêm silicon để có dái tai dài như tai Phật và bàn tay búp măng.
Xem: 20999Cập nhật: 30.06.2023