443 GIẢI PHÓNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN, HÀ NỘI 0985294298
Trang chủ - BỆNH GIUN SÁN - BỆNH MÀY ĐAY

 

BỆNH MÀY ĐAY (Urticaria)

 

TỔNG QUAN VỀ BỆNH MÀY ĐAY

Mày đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây nên phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì.

Cơ chế phức tạp, đa số là thông qua kháng thể IgE; trong đó có vai trò quan trọng của các chất trung gian hóa học, nhất là histamin.

Là bệnh da phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dễ nhận biết nhưng rất khó tìm được nguyên nhân chính xác.

 

 

NGUYÊN NHÂN

Căn nguyên gây bệnh mày đay rất phức tạp. Trên cùng một người bệnh, có thể có một hoặc nhiều căn nguyên gây mày đay cùng kết hợp. Dưới đây là một số căn nguyên thường gặp:

Mày đay thông thường

Do thức ăn: Có nhiều thức ăn nguồn gốc động vật, thực vật có thể gây nổi mày đay. Những thức ăn thường gặp là sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, sô-cô-la, đồ uống lên men (rượu, bia), cà chua, cải xoong, đồ hộp, dưa chuột, khoai tây. Những thức ăn “thông thường nhất”, “lành nhất” cũng có thể gây mày đay.

Do thuốc: Trong nhiều trường hợp, thuốc là nguyên nhân chính gây mày đay. Tất cả các loại thuốc và các đường đưa thuốc vào cơ thể đều có thể gây mày đay.

Thường gặp nhất là nhóm beta-lactam, sau đó là nhóm cyclin, macrolid, chloramphenicol. Các thuốc chống viêm không steroid; các vitamin; các loại vaccin huyết thanh; thuốc chống sốt rét; thuốc ức chế men chuyển đều có thể gây mày đay.

Các thuốc chống dị ứng như: glucocorticoid, prednisolon, dexamethason, các kháng histamin tổng hợp như clarytin, theralen... cũng gây mày đay.

Mày đay do thuốc thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau dùng thuốc vài ngày, có thể đơn thuần hay kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch.

Do nọc độc: Mày đay có thể xuất hiện do tăng mẫn cảm với các vết đốt của một số côn trùng như: muỗi, mòng, bọ chét, ong, kiến, sâu bọ.

Do tác nhân đường hô hấp: mày đay có thể xuất hiện khi người bệnh hít phải các chất gây dị ứng như: rơm rạ, phân hoa, bụi nhà, bụi kho, lông vũ, khói thuốc, men mốc.

Do nhiễm trùng: mày đay có thể gây nên do nhiễm virus như viêm gan siêu vi B, C; nhiễm vi khuẩn ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, tiết niệu - sinh dục, nhiễm ký sinh trùng đường ruột hay nhiễm nấm Candida ở da, nội tạng.

Do tiếp xúc với chất hữu cơ hay hóa học; mày đay có thể xuất hiện do tiếp xúc với các loại mỹ phẩm, son, phấn, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay, móng chân, xà phòng.... Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm cũng có thể gây mày đay.

 

 

Mày đay vật lý mô:

Mày đay xuất hiện do các yếu tố vật lý từ bên ngoài, thường do cơ chế không dị ứng, chiếm hơn 50% các trường hợp mày đay mạn tính, bao gồm:

Chứng da vẽ nổi.

Mày đay do vận động xúc cảm như khi nhọc, gắng sức, stress.

Mày đay do chèn ép, do rung động.

Mày đay do quá lạnh, do quá nóng, do ánh sáng mặt trời, do nước.

 

Mày đay do các bệnh hệ thống

Mày đay có thể xuất hiện do người bệnh mắc bệnh toàn thân như:

Bệnh chất tạo keo: lupus ban đỏ.

Viêm mạch.

Bệnh nội tiết: đái tháo đường, cường giáp.

Bệnh ung thư.

 

Mày đay do di truyền

Khoảng 50-60% các trường hợp mày đay liên quan đến yếu tố này. Nếu chỉ mẹ hoặc bố bị mày đay thì khoảng 25% con cũng bị bệnh này. Nếu cả hai bố mẹ bị mày đay thì tỷ lệ lên đến 50%.

Mày đay tự phát (vô căn) là mày đay không tìm ra nguyên nhân, chiếm khoảng 50% các trường hợp.

 

Mày đay do ký sinh trùng giun sán: Một số loại ký sinh trùng giun sán có thể gây mày đay liên tục, lúc nổi lúc lặn mà người bệnh rất rễ nhầm lẫn với các nguyên nhân khác hoặc nhầm lẫn với bệnh da liễu.

 

 

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

- Lâm sàng

+ Thương tổn cơ bản: là các sẩn phù kích thước to nhỏ khác nhau xuất hiện ở bất kì vùng da nào trên cơ thể. Sẩn phù hơi nổi cao trên mặt da, màu sắc hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh. Kích thước và hình dáng của các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, xuất hiện nhanh, mất đi nhanh.

+ Phân bố: có thể khu trú hoặc lan rộng toàn thân.

+ Ở vùng tổ chức lỏng lẻo như mi mắt, môi, sinh dục ngoài... các ban đỏ, sẩn phù xuất hiện đột ngột làm sưng to cả một vùng, còn gọi là phù mạch hay phù Quincke. Nếu phù Quincke ở thanh quản hay ống tiêu hóa sẽ gây nên bệnh lý nặng như khó thở nặng, đi ngoài phân lỏng, đau bụng quặn, tụt huyết áp, rối loạn tim mạch hay sốc phản vệ thực sự

+ Cơ năng: đa số trường hợp mày đay rất ngứa, càng gãi càng ngứa và nổi thêm nhiều sẩn khác. Tuy nhiên, có trường hợp chỉ là cảm giác châm chích hoặc rát bỏng.

-Tiến triển: sau vài phút hoặc vài giờ thì các sẩn phù lặn mất, không để lại dấu vết gì trên da. Bệnh hay tái phát từng đợt. Theo tiến triển, mày đay được chia thành 2 loại:

+ Mày đay cấp: là phản ứng tức thì xảy ra trong vòng 24 giờ, có thể kéo dài đến 6 tuần.

+ Mày đay mạn: là mày đay tồn tại trên 6 tuần, có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm. Bệnh xảy ra với bất cứ người nào, nhưng thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 40-60, hầu hết các trường hợp (80-90%) không rõ căn nguyên.

-Cận lâm sàng

Mày đay được chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Có một số xét nghiệm giúp chẩn đoán nguyên nhân mày đay.

+ Công thức máu, xét nghiệm máu: Xác định số lượng bạch cầu đa nhân ái toan, nếu có tăng gợi ý bệnh dị ứng hoặc do ký sinh trùng; số lượng bạch cầu giảm trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

+ Thử nghiệm lấy da (prick test) với dị nguyên nghi ngờ (mạt bụi nhà, phấn hoa, ...) Yeti vi + Thử nghiệm áp da (patch test) với dị nguyên nghi ngờ.

+ Sinh thiết da nếu mày đay kéo dài và giúp xác định viêm mao mạch + Định lượng kháng nguyên đặc hiệu loại IgE theo công nghệ MAST CLA 1 (còn gọi là test 36 dị nguyên).

 

Chẩn đoán phân biệt

Chứng da vẽ nổi: là những vết lằn màu hồng sau đó chuyển màu trắng, xuất hiện tại nơi có một vật đầu tù chà sát trên da, thường không ngứa.

 

- Viêm mạch mày đay: sẩn phù kéo dài hơn 24 giờ, tổn thương thường mềm, ngứa ít. Đáp ứng kém với kháng histamin.

- Phù Quincke: sẩn phù xuất hiện ở mi mắt, môi, sinh dục, các khớp. Màu sắc tổn thương thường không thay đổi so với da bình bình thường

 - Ngoài ra, cần phân biệt với hồng ban đa dạng, phản ứng do côn trùng đôt.

 

ĐIỀU TRỊ.

Điều trị bệnh phụ thuộc vào loại mày đay do nguyên nhân nào gây nên:

Nguyên tắc điều trị

Xác định và loại bỏ dị nguyên gây bệnh, tránh tiếp xúc lại với dị nguyên là cách tốt nhất trong ; điều trị và phòng bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp rất khó phát hiện các dị nguyên này.

Điều trị

-Tự chăm sóc:

Dừng tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng.

Hạn chế gãi, chà xát mạnh trên da.

Có thể áp lạnh hoặc tắm lạnh, tránh tắm nóng.

Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Tẩy giun sán, loại bỏ ký sinh trùng giun sán

Chống táo bón.

Mặc quần áo cotton nhẹ nhàng, vừa vặn.

Tránh các hoạt động nặng nhọc hoặc các nguyên nhân gây ra mồ hôi.

Cố gắng nghỉ ngơi và giảm các stress.

Điều trị cụ thể

Mục đích: làm giảm hoặc làm mất các triệu chứng dị ứng, điều chỉnh các rối loạn chức năng, các tổn thương tổ chức bằng cách vô hiệu hóa các chất hóa học trung gian.

+ Các trường hợp nhẹ: kháng histamin H1 như:

Loratadin (Clarytin) 10 mg x 1 viên.

Cetirizin (Zyrtec) 10 mg x 1 viên.

Acrivastin (Semplex) 8 mg x 3 viên.

+ Các trường hợp nặng: phối hợp kháng histamin H1 với corticoid.

 

- Corticoid (uống hay tiêm)chỉ nên dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng và/hoặc có phù thanh quản, hoặc một số trường hợp mày đay do viêm mạch, do áp lực không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường, Không nên dùng để điều trị mày đay mạn tính tự phát,

Epinephrin (adrenalin) kết hợp kháng histamin liều cao: được chỉ định khi có phù mạch cấp tính,

- Đối với mày đay mạn tính: thường liên quan đến các bệnh lý bên trong nên người bệnh cần được khám chuyên khoa, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Có thể phối hợp kháng histamin H1 với kháng histamin H2.

 

Lưu ý: Thông thường các Bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân gây mày đay sau đó Bác sĩ sẽ có pháp đồ điều trị phù hợp.

 

 

Bs. Nguyễn Văn Đức

 

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI

CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

 BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318

Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN

Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày

 

 

 

 

Chỉ Số Bạch Cầu Ái Toan Tăng Cao Có Phải Nhiễm Ký Sinh Trùng Không?

Chỉ Số Bạch Cầu Ái Toan Tăng Cao Có Phải Nhiễm Ký Sinh Trùng Không?

Chào Bác sĩ, em năm nay 35 tuổi, em bị mề đay, ngứa da dị ứng mỗi khi ra mồ hôi hoặc nóng, nhất là buổi chiều, đã hơn ba tháng mà không thấy giảm, em đi khám...

Xem: 1413Cập nhật: 20.04.2024

Hình Ảnh Siêu Âm Gan Có Nốt Âm, Có Phải Nang Sán Không?

Hình Ảnh Siêu Âm Gan Có Nốt Âm, Có Phải Nang Sán Không?

Chào Bác sĩ, em năm nay 40 tuổi, em bị ngứa da mãn tính kéo dài gần năm năm nay không khỏi, da có lúc sạm và vàng da, đôi lúc đau mạn sườn phải, người thấy mệt...

Xem: 1563Cập nhật: 03.04.2024

Mắt Nhìn Mờ

Mắt Nhìn Mờ

Mắt nhìn bị mờ là triệu chứng thị lực phổ biến nhất. Khi các bác sĩ nói về tình trạng mờ mắt, họ thường muốn nói đến tình trạng giảm độ sắc nét...

Xem: 2736Cập nhật: 16.03.2024

Dị Ứng Ngứa Chàm Dị Ứng Gây Ngứa Da Do Nhiễm Giun Sán

Dị Ứng Ngứa Chàm Dị Ứng Gây Ngứa Da Do Nhiễm Giun Sán

Dị Ứng Ngứa Chàm Dị Ứng Gây Ngứa Da Do Nhiễm Giun Sán. Khi chúng ta vô tình nuốt phải trứng chứa ấu trùng giun sán qua ăn uống, ấu trùng sẽ chui qua thành ruột...

Xem: 8528Cập nhật: 10.03.2024

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?

Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán

Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh Phòng Khám Ánh Nga Đề Tài Nghiên Cứu Khoa

Xét Nghiệm Giun Sán Gồm Những Loại Nào? Chi Phí Bao Nhiêu?

Người Đàn Ông Phát Ban Mẩn Đỏ Khắp Người, Sau Ba Tháng Mới Tìm Ra Nguyên Nhân

Đau Mắt Đỏ, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

HÀ NỘI – PHÁT BAN MẨN ĐỎ KHẮP NGƯỜI, ĐI KHÁM PHÁT HIỆN NHIỄM KÝ SINH TRÙNG

Ăn hải sản sống, coi chừng nhiễm giun sán

TỔNG QUAN VỀ KÉM HẤP THU THỨC ĂN

HÀ NỘI – NHIỄM BA LOẠI KÝ SINH TRÙNG DO THÓI QUEN ĂN MỘT MÓN ĂN SÁNG

ẤU TRÙNG SÁN CHÓ DI CHUYỂN QUA DA GÂY NGỨA

VIÊM DA ĐỒNG TIỀN

Tại sao khám bệnh viện da liễu nhiều năm không hết ngứa?

Địa Chỉ Chữa Bệnh Giun Sán Chó Uy Tín Tại Hà Nội

SÁN TRONG NÃO GÂY RA CÁC TRIỆU CHỨNG NHƯ TÂM THẦN

BỆNH GIUN XOẮN

Địa Chỉ Điều Trị Bệnh Sán Dây Uy Tín Tại Hà Nội

TỔNG QUAN VỀ NHIỄM GIUN LƯƠN

Bị Ngứa Nổi Mẩn Toàn Thân Do Giun Sán, Người Phụ Nữ Đầu Hàng Vì Trị Nhiều Lần Không Khỏi

NHIỄM TRÙNG NÃO DO AMIP, VIÊM MÀNG NÃO DO AMIP NGUYÊN PHÁT

BÍ QUYẾT GIÚP ĐƯỜNG RUỘT KHỎE LẠI

Trị Bệnh Hôi Miệng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán

Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Ngứa Kéo Dài Do Nhiễm Giun Đũa Chó Mèo?

TÔI KHÔNG NGỜ ĐẾN MÌNH CŨNG BỊ NHIỄM SÁN CHÓ

Viêm Da Dị Ứng Kéo Dài Tôi Chỉ Mong Tìm Được Nguyên Nhân Để Chữa Trị.

Mẩn Ngứa Da Do Giun Sán Cách Phát Hiện Nhiễm Sán Trong Máu Gây Ngứa

BỆNH DO SÁN LÁ LỚN Ở GAN

Thuốc Điều Trị Giun Đũa Chó Tại Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Nhiễm Bệnh Sán Chó Mèo Toxocara?

Sán chó Những Dấu Hiệu Của Bệnh Sán Chó Chớ Nên Xem Thường

Bệnh Sán Chó Mèo Ở Người Có Trị Khỏi Hoàn Toàn Được Không?

Nếu Bị Giun Đũa Chó Mèo Điều Trị Ở Đâu Bao Lâu Thì Khỏi?

Lý Do Tại Sao Bệnh Sán Chó Lại Gây Ngứa Kéo Dài?

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Da Do Giun Đũa Chó Mèo

Cách Nhận Biết Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Do Nhiễm Giun Sán

Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không?

Dấu Hiệu Nhận Biết Sán Lên Não

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIUN ĐŨA, LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT ĐÃ MẮC GIUN ĐŨA

Tại Sao Trẻ Em Mắc Giun Kim Lại Ngứa Hậu Môn, Khám Trị Ở Đâu?

Bằng Cách Nào Sán Dây Chó Echinococcus Có Thể “Đột Nhập” Vào Tới Phổi Người Bệnh?

Bị Ngứa Da Do Giun Sán Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị

Mắt Bị Mờ Do Giun Sán Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị

Điều Trị Bệnh Sán Chó Tại Phòng Khám Bệnh Giun Sán Ánh Nga

Sán Chó Có Lây Không?

KHI NÀO CẦN LÀM XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM NHẤT CỦA NỔI MỀ ĐAY KÉO DÀI LÀ GÌ?

SÁN LÁ GAN CÓ NGUY HIỂM CHO NGƯỜI ?

NHỮNG DẤU HIỆU BẠN ĐÃ BỊ NHIỄM SÁN XƠ MÍT

Cách nhận biết trẻ bị nhiễm giun sán dành cho ba mẹ

Cảnh báo những loại giun sán thường gặp ở trẻ em, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm

THANH NIÊN 19 TUỔI CHẾT VÌ BỆNH SÁN CHÓ

Nổi mề đay do sán chó là gì và chữa trị bằng cách nào?

MÙA KHÔ KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT ẨN NÁU TRONG MÁU

Rận mu - Cách phát hiện và đề phòng

Bệnh ký sinh trùng lây qua đường thực phẩm

Muốn Trị Dứt Điểm Nhiễm Ký Sinh Trùng Mèo Toxoplasma Thì Phải Làm Sao

Giun Sán Gây Ngứa Da: Coi Chừng Ấu Trùng Lạc Chỗ

Điều Trị Giun Lươn Strongyloides Biến Chứng Nặng Theo Phác Đồ 15 Ngày

Biểu hiện nào cho thấy đã bị nhiễm sán chó?

Sán lá gan: Phương pháp điều trị và chi phí chữa bệnh sán lá gan

Làm thế nào để bắt con sán xơ mít dài 12 mét ra khỏi cơ thể?

Cảnh báo những loại thực phẩm có thể khiến bạn ôm hận vì sán xơ mít

Phương pháp điều trị bệnh ký sinh trùng mèo

Khám Bệnh Ký Sinh Trùng Giun Sán Ở Đâu

Tác Hại Và Triệu Chứng Của Bệnh Giun Đũa

Quy Trình Xét Nghiệm Echinococcus IgG

Một Số Điều Cần Biết Về Ký Sinh Trùng Demodex Trên Da Người

Nguyên Nhân Và Tác Hại Của Bệnh Giun Chỉ Bạch Huyết

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Echinococcus

Những Điều Cần Biết Về Giun Hình Ống

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Amip Ở Não

Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó

Copyrights © 2020 BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA, SỐ 443 GIẢI PHÓNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI
Chia sẻ: google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

TỔNG QUAN VỀ BỆNH MÀY ĐAY

NGUYÊN NHÂN

CHẨN ĐOÁN