RỬA RAU SỐNG ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHÔNG BỊ NHIỄM GIUN SÁN
Rau sống là món ăn rất tốt cho sức khỏe , đa dạng các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt hơn khi nấu chín có tác dụng làm ngon miệng, chống ngán khi ăn các món thịt, cá nhiều dầu, hay các món rán, xào, nướng, quay…
Chúng ta đều có thói quen rửa và ngâm rau sống với nước muối, đa số mọi người cũng đều tin rằng chỉ cần ngâm rau sống với nước muối có thể loại bỏ được các loại giun sán, ký sinh trùng gây bệnh. Tuy nhiên ngâm rau sống trong nước muối không thể loại bỏ được nhiều ký sinh trùng, giun sán gây bệnh lại là quan điểm của nhiều chuyên gia.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 8 mẫu rau sống thường dùng cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3 - 100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9 - 82,6%.
Vì vậy, để đảm bảo rau sạch cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất nên rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu vẫn còn bám trên rau.
Khi rửa rau tránh để dập lá vì sẽ làm giảm lượng vitamin trong rau và cũng có thể khiến những hóa chất ngấm vào rau.
THỰC PHẨM NGĂN NGỪA UNG THƯ VÚ
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất thế giới, với 2,3 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh vào năm 2020, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).Chuyên gia...
Xem: 33876Cập nhật: 08.05.2021
CÁCH PHÒNG BỌ CHÉT LÂY NHIỄM QUA CƠ THỂ
Bệnh dịch hạch thường bị nhiễm ở các vùng nông thôn, miền núi ...khi con người ở khu vực này có tiếp xúc với các loài động vật hoang dã, đặc biệt là loài...
Xem: 48786Cập nhật: 05.05.2021
6 CÁCH NHẬN BIẾT HỆ MIỄN DỊCH SUY GIẢM
Nếu bạn cảm thấy cơ thể mình luôn mệt mỏi, dễ mắc bệnh , dễ bị nhiễm khuẩn , bạn luôn cảm thấy thiếu nguồn năng lượng khi làm việc. Đây là một dấu...
Xem: 37491Cập nhật: 03.05.2021
ĐỘT QUỴ KHI 9 TUỔI
Bé có biểu hiện yếu, tê bì nửa người bên trái, đi viện cấp cứu, sau khi có kết quả chụp cộng hưởng từ bác sĩ xác định bị đột quỵ do nhồi máu não.
Xem: 48636Cập nhật: 30.04.2021