443 GIẢI PHÓNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN, HÀ NỘI 0985294298
Trang chủ - Bản tin sức khỏe - RỬA RAU SỐNG ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHÔNG BỊ NHIỄM GIUN SÁN

RỬA RAU SỐNG ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHÔNG BỊ NHIỄM GIUN SÁN

Rau sống  là món ăn rất tốt cho sức khỏe , đa dạng các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt hơn khi nấu chín có tác dụng làm ngon miệng, chống ngán khi ăn các món thịt, cá nhiều dầu, hay các món rán, xào, nướng, quay…

Chúng ta đều có thói quen rửa và ngâm rau sống với nước muối, đa số mọi người cũng đều tin rằng chỉ cần ngâm rau sống với nước muối có thể loại bỏ được các loại giun sán, ký sinh trùng gây bệnh. Tuy nhiên ngâm rau sống trong nước muối không thể loại bỏ được nhiều ký sinh trùng, giun sán gây bệnh lại là quan điểm của nhiều chuyên gia.

rửa rau đúng cách

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA KÝ SINH TRÙNG BÁC SĨ ÁNH​Nhiều khuyến cáo cho rằng ăn rau sống có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm ký sinh trùng. Nhất là rau sống không đảm bảo vệ sinh từ việc tưới phân tươi, phân chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hóa, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu. Các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là: giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 8 mẫu rau sống thường dùng cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3 - 100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9 - 82,6%.

Vì vậy, để đảm bảo rau sạch cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất nên rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước  là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu vẫn còn bám trên rau.

Khi rửa rau tránh để dập lá vì sẽ làm giảm lượng vitamin trong rau và cũng có thể khiến những hóa chất ngấm vào rau.

Xét Nghiệm Có Chỉ Số Bạch Cầu Ái Toan Tăng, Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Xét Nghiệm Có Chỉ Số Bạch Cầu Ái Toan Tăng, Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Tăng bạch cầu ái toan được định nghĩa là số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên > 500/mcL (> 0,5 × 109/L). Rất nhiều nguyên nhân và rối loạn liên quan...

Xem: 676Cập nhật: 05.04.2025

Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân, Những Điều Bạn Cần Biết

Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân, Những Điều Bạn Cần Biết

Khám sức khỏe tiền hôn nhân còn gọi là xét nghiệm tiền hôn nhân cho các cặp vợ chồng trước khi về chung một nhà nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát,...

Xem: 928Cập nhật: 31.03.2025

Bệnh Giun Sán Chó Mèo Toxocara Lây Truyền Thế Nào? Có Chữa Khỏi Hoàn Toàn Được Không?

Bệnh Giun Sán Chó Mèo Toxocara Lây Truyền Thế Nào? Có Chữa Khỏi Hoàn Toàn Được Không?

Bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo là bệnh lý ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người do loài giun đũa chó (Toxocara canis) hoặc giun đũa mèo (Toxocara cati) gây...

Xem: 3025Cập nhật: 28.03.2025

Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Da Tay - Chân, Chẩn Đoán và Cách Điều Trị

Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Da Tay - Chân, Chẩn Đoán và Cách Điều Trị

Viêm da tay và chân là tình trạng viêm da mãn tính đặc trưng bởi da đỏ, có vảy, dày ở tay, chân hoặc cả hai.

Xem: 2311Cập nhật: 22.03.2025

Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán

Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?

Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán

Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu

Copyrights © 2020 BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA, SỐ 443 GIẢI PHÓNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI
Chia sẻ: google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

RỬA RAU SỐNG ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHÔNG BỊ NHIỄM GIUN SÁN

Ăn rau sống đúng cách

Ăn rau sống nhiễm giun gì