Vừa qua bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện giống người bị tâm thần, bao gồm rối loạn ý thức, cảm xúc, hành vi, đau đầu dữ dội kèm co giật, buồn nôn.
Anh cho biết bản thân bị đau đầu nhiều năm tại vùng trán đỉnh, cơn đau khoảng 5-10 phút, 1-2 lần mỗi ngày. Bệnh nhân tự mua thuốc giảm đau uống thì hết, nhưng cách vài ngày lại tái phát, khám tại nhiều cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần, thần kinh nhưng tình trạng không cải thiện.
Gần đây, các cơn đau tăng dần về cường độ và thời gian, kèm buồn nôn, co giật, người bệnh được đưa đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) khám. Các xét nghiệm và chụp cộng hưởng từ sọ não cho thấy tổn thương ấu trùng sán lợn ở hệ thần kinh trung ương, kèm phù não, co giật, gây các biểu hiện về tâm thần, chỉ định nhập viện.
Người đàn ông chia sẻ bản thân có thói quen ăn tiết canh, nem chạo, nem thính và thức ăn từ thịt lợn tái sống. Khả năng đây là nguyên nhân khiến sán lợn làm tổ trong não. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị liệt và các di chứng kèm theo.
Sau 3 liệu trình dùng thuốc, các nang sán giảm dần và hết hẳn, sức khỏe anh cải thiện, không còn đau đầu, ý thức tỉnh táo, được xuất viện.
Người ăn phải thịt lợn chưa chín có chứa các nang sán (lợn gạo), khi đến dạ dày, ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non, phát triển thành sán dây trưởng thành, di chuyển chủ yếu trong não và vùng dưới da. Dấu hiệu nhiễm sán là đau đầu, co giật, do sán gây viêm màng não hoặc tổ sán chèn lên não, nên bị nhầm với viêm màng não, u não. Thậm chí, nhiều người nghĩ họ mắc bệnh động kinh, tai biến, tâm thần nên đã điều trị ở bệnh viện tâm thần nhiều năm. Khi đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, tình trạng bệnh tương đối đối muộn, ký sinh trùng đã tấn công vào cơ thể và lên não khiến họ phải chịu nhiều di chứng suốt đời.
Bác sĩ khuyến cáo người dân cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm một lần, không ăn tiết canh, thịt lợn tái, nội tạng không bảo đảm, không rõ nguồn gốc. Tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nơi ở, vườn tược sạch sẽ.
Theo vnexpress
Phòng Chống Bệnh Sán Dây Lợn Như Thế Nào
Sán dây lợn trưởng thành có thân dẹp, màu trắng đục, dài từ 2-4 m, có khoảng 800-1000 đốt. Cấu tạo cơ thể gồm có đầu, cổ và thân đốt sán. Bên trong mỗi...
Xem: 68659Cập nhật: 05.02.2020
Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Sán Chó
Sán chó là một loại ký sinh trùng có tên khoa học thường gọi là Toxocara canis. Nhiễm sán chó là do ăn phải trứng của sán chó có ở trong phân của con chó. ..
Xem: 93360Cập nhật: 04.02.2020
Nguyên Nhân Và Cách Trị Nổi Mề Đay
Nổi mề đay do mạt bụi blomia tropicalis, Nổi mề đay do lông biểu mô chó, mèo, gia cầm, Nổi mề đay do côn trùng, ký sinh trùng ký sinh dưới da Nổi mề đay do bia rượu,...
Xem: 59310Cập nhật: 14.01.2020
Ngứa Da Do Những Nguyên Nhân Gì
Ngứa da là triệu chứng làm cảm giác khó chịu cho cơ thể, đòi hỏi phải gãi nhiều, có lúc gãi tới chảy máu mới đã ngứa như nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, bệnh...
Xem: 64945Cập nhật: 13.01.2020