Bệnh viêm mũi xoang có thể gây nguy hiểm tới tính mạng trong trường hợp có biến chứng áp xe não của những đợt cấp tính. Ngoài ra, viêm mũi xoang còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi (hội chứng xoang – phế quản), tới mắt (mù đột ngột hoặc giảm thị lực, áp xe ổ mắt… Điều này ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc cũng như gây nhiều gánh nặng về kinh tế do giảm thời gian và hiệu suất làm việc.
1. Nguyên nhân gây viêm mũi xoang mạn tính
Viêm mũi xoang mạn tính là viêm niêm mạc mũi xoang với các triệu chứng: Đau nhức âm ỉ vùng mặt, ngạt mũi, giảm ngửi, ho, khịt khạc đờm, soi mũi thấy khe giữa, đôi khi cả khe trên có mủ. Người bệnh có thể bị sốt, kém tập trung, người mệt mỏi.
Viêm mũi xoang cấp không được điều trị đúng mức. Hoặc do các yếu tố môi trường (thuốc lá, ô nhiễm, chất kích thích…). Do viêm mũi xoang dị ứng. Ngoài ra, còn có nguyên nhân của cấu trúc giải phẫu bất thường (Vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, V.A quá phát…), do hội chứng trào ngược.
2. Vì sao điều trị viêm mũi xoang mạn lại khó khăn?
Bệnh viêm mũi xoang mạn tính là tình trạng viêm của niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi với các triệu chứng ngạt tắc mũi, chảy dịch mũi, đau tức vùng sọ mặt, giảm/mất ngửi kéo dài trên 12 tuần.
Một trong những nguyên nhân làm cho việc điều trị nội khoa của viêm mũi xoang mạn tính thất bại là Biofilms vi khuẩn. Biofilm vi khuẩn là một lớp màng sinh học trong đó các vi khuẩn tích tụ lại và được bao quanh bởi các chất như các Protein, Polysaccharides, ADN ngoại bào phóng từ từ vi khuẩn, dẫn tới tình trạng viêm kéo dài của niêm mạc mũi xoang làm tình trạng viêm trở thành mạn tính.
3. Sử dụng sóng siêu âm điều trị viêm mũi xoang mạn tính
Với những khó khăn trên, nhiều nhà nghiên cứu đã suy nghĩ về cách phá vỡ cấu trúc này và phát hiện ra rằng: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, sóng siêu âm mang năng lượng làm đứt gãy cấu trúc của màng Biofilms.
Từ đó, người ta nghĩ đến việc ứng dụng sóng siêu âm để phá vỡ màng Biofilms vi khuẩn, giúp tăng hiệu quả điều trị trong bệnh viêm mũi xoang mạn tính.
Bên cạnh đó, sóng siêu âm còn thâm nhập sâu vào các mô và tác động tới cơ quan đích (niêm mạc mũi xoang) nhờ vào 2 cơ chế: Nhiệt và không nhiệt, từ đó có khả năng phối hợp làm giảm các triệu chứng của mũi (ngạt mũi và tăng tiết dịch): Tác động của nhiệt năng làm tăng hoạt động chuyển hóa và tuần hoàn tới niêm mạc mũi.Sự rung động của sóng siêu âm (không nhiệt) có thể làm loãng dịch tiết của mũi xoang.
Một nghiên cứu trên 20 bệnh nhân đã cho thấy, sau 6 đợt điều trị bằng phương pháp siêu âm mũi xoang, các triệu chứng viêm mũi xoang mạn tính cải thiện 90% ở 18/20 bệnh nhân. Chỉ số đánh giá kết quả điều trị SNOT-20 cũng cải thiện lên tới 34.1%.
Với những ưu điểm đó, sóng siêu âm đã được ứng dụng trong phối hợp điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính và cho thấy kết quả rất tích cực.Một nghiên cứu khác trên 14 bệnh nhân cũng cho thấy, điều trị bằng sóng siêu âm lên niêm mạc các xoang viêm, không những giúp cải thiện chỉ số đánh giá hiệu quả điều trị SNOT-20 và cải hiện điểm số trên CT, mà còn làm giảm số lượng tụ cầu vàng (S. aureus) ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính (p < 0.05). Trên 70% các trường hợp người bệnh hết ngạt mũi, phim CT xoang trở về bình thường và hiệu quả điều trị kéo dài tới 6 tháng mà không tái phát các triệu chứng.
Nhiều người bị viêm mũi xoang rỉ tai nhau và thường sử dụng các đơn thuốc truyền tay, theo mách bảo vì vậy tỷ lệ viêm mũi xoang thất bại trong điều trị nội khoa ngày càng tăng và tăng số người phải đến bệnh viện phẫu thuật. Chính vì vậy, việc sử dụng sóng siêu âm trong phối hợp điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính sẽ mang lại hiệu quả cho bệnh nhân.
Theo SKĐS
HÀ NỘI – PHÁT BAN MẨN ĐỎ KHẮP NGƯỜI, ĐI KHÁM PHÁT HIỆN NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
HÀ NỘI – Anh Q.T 40 tuổi tại Hà Nội, sau một tuần ngứa ngáy khó chịu khắp người, bụng, tay chân, sau đó phát ban mẩn đỏ dày toàn thân
Xem: 26315Cập nhật: 11.08.2023
Trầm Cảm Sau Sinh
Trầm cảm sau sinh là cảm giác vô cùng buồn bã và mất hứng thú với các hoạt động thường ngày trong vài tuần hoặc vài tháng đầu sau khi sinh.
Xem: 20230Cập nhật: 08.08.2023
Bệnh Giun Đũa
Bệnh giun đũa là bệnh nhiễm giun tròn Onchocerca volvulus . Nó gây ngứa, phát ban, mề đay, nổi mẩn, đôi khi để lại sẹo, cũng như các triệu chứng về mắt có thể...
Xem: 21924Cập nhật: 04.08.2023
Trẻ còi cọc, lười ăn, thiếu máu vì nhiễm giun sán và cách nhận biết
SKĐS - Nhiễm giun sán khiến trẻ còi cọc, lười ăn, thiếu máu... Ở nước ta có tới 40 - 80% trẻ em bị nhiễm giun sán đường ruột tùy theo từng vùng.
Xem: 20875Cập nhật: 04.08.2023