Nhiệt độ cơ thể có thể nói lên rất nhiều về vấn đề sức khỏe của bạn. Nhiệt độ cũng là một trong những yếu tố các bác sĩ kiểm tra đầu tiên khi khám chữa bệnh. Sốt cao có thể là dấu hiệu bạn đã bị nhiễm trùng tuy nhiên nhiệt độ cơ thể của bạn cũng dao động theo độ tuổi, giới tính và thậm chí khi bạn nói dối.
Hãy cùng tìm hiểu thêm về những yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt của bạn.
1. Nhiệt độ trung bình của cơ thể là 37 độ C (98.6 độ F)
Ai cũng biết nhiệt độ cơ thể bình thường ở người là 37 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút do cơ thể bạn luôn điều chỉnh nhiệt độ để thích ứng với các điều kiện môi trường.
Theo Trung tâm y tế học phi lợi nhuận của Mỹ_ Mayo Clinic : nhiệt độ cơ thể tăng lên khi bạn tập thể dục và thấp hơn lúc bạn ngủ. Và nếu thường xuyên kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế, bạn sẽ thấy rằng nhiệt độ cao hơn vào cuối buổi chiều và buổi tối so với nhiệt độ bạn đo vào buổi sáng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhiệt độ cơ thể cao hơn so với người lớn, vì diện tích bề mặt cơ thể lớn hơn so với trọng lượng của chúng, và sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ cũng hoạt động mạnh hơn. Trẻ sơ sinh thường có thân nhiệt trung bình là 37,5 độ C.
2. Sốt là phản ứng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng
Hầu hết mọi người đều lo lắng khi bị sốt, nhưng sốt không hẳn đáng lo như vậy. Khi bị sốt bạn thường tự mua thuốc hạ sốt như paracetamol ở các hiệu thuốc gần nhà nhưng đôi khi sốt không cần điều trị, theo Mayo Clinic. Bởi sốt là một phản ứng tự nhiên giúp cơ thể bạn chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Nếu chỉ là sốt thông thường triệu chứng sẽ mất đi trong một vài ngày. Nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm phổi hay viêm họng do liên cầu khuẩn thì bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại kháng sinh để điều trị.
3. Nhiệt độ bao nhiêu thì được coi là sốt?
Sốt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng tạm thời và thường do bệnh gây ra. Nhiệt độ trực tràng, tai hoặc động mạch thái dương (trán) từ 38 độ C trở lên là biểu hiện cho thấy bạn đang bị sốt. Các cơn sốt thường giảm dần trong vài ngày.
Nếu bị sốt bạn cũng có thể gặp các triệu chứng đi kèm như: Ớn lạnh và rùng mình, đổ mồ hôi, đau đầu, đau cơ, ăn không ngon, dễ cáu gắt, mất nước, cơ thể mệt mỏi..
Đối với người lớn nhiệt độ trên 39 độ C được coi là bị sốt. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhiệt độ chỉ cao hơn bình thường một chút cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, theo Mayo Clinic.
Nếu bạn có con nhỏ bị sốt trên 38 độ C kèm theo cáo dấu hiệu trẻ cáu kỉnh, khó chịu, biếng ăn, nặng hơn có thể dẫn đến co giật thì cần liên hệ ngay bác sĩ.
4. Người già có thân nhiệt thấp hơn
Theo báo cáo, khi chúng ta già đi, nhiệt độ trung bình của cơ thể cũng giảm đi một chút.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Điều dưỡng lâm sàng kiểm tra nhiệt độ cơ thể của 133 người trong viện dưỡng lão cho thấy nhiệt độ cơ thể dưới mức trung bình ở những người từ 65 đến 74 tuổi; thậm chí thấp hơn ở những người từ 75 đến 84; và thấp nhất trong số những người trên 85 tuổi, một số người ở điều kiện bình thường có thân nhiệt là 34.2 độ C.
Người già có thể cảm thấy lạnh ngay cả trong những ngày hè. Điều này là quan trọng và cần thiết để biết người cao tuổi thực sự có thể bị sốt ở nhiệt độ được coi là bình thường với người trẻ tuổi.
5. Sốt cao là một triệu chứng phổ biến của người mắc COVID-19
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), sốt cao là một trong những triệu chứng của COVID-19, căn bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra. Ngoài sốt còn có thêm các triệu chứng như ho khan, đau họng, cơ thể mệt mỏi, mất vị giác....
Bạn nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể đồng thời thực hiện những biện pháp phòng ngừa COVID-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 hãy báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ.
6. Đàn ông và phụ nữ có thân nhiệt khác nhau
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Utah ở Thành phố Salt Lake đã phát hiện ra rằng nhiệt độ cơ thể trung bình của phụ nữ cao hơn 0,2 độ C so với nam giới (36.5 độ C ở nữ so với 36.3 độ C ở nam).
Nhưng nhiệt độ bàn tay của phụ nữ lại lạnh hơn so với nam giới trung bình 1.6 độ C (30.6 độ C ở nữa và 32.2 độ C ở nam).
7. Nhiệt độ cơ thể thay đổi khi bạn nói dối
Nếu như trong phim hoạt hình mũi cậu bé Pinocchio sẽ dài ra mỗi lần nói dối thì các nhà khoa học lại chứng minh điều ngược lại, mũi không dài ra mà nói dối sẽ khiến nhiệt độ đầu mũi giảm xuống một chút.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Grenada ở Tây Ban Nha đã sử dụng hình ảnh nhiệt để chứng minh rằng sự lo lắng do nói dối gây ra khiến nhiệt độ của mũi giảm xuống và các vùng xung quanh trán tăng lên.
Hiệu ứng này được các chuyên gia sử dụng trong việc điều tra tâm lý phạm nhân.
HÚT THUỐC LÁ CÓ HẠI CHO HẦU HẾT MỌI CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ
Hút thuốc làm tăng nguy cơ đau tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các rối loạn khác. Nicotine là chất gây nghiện có trong thuốc lá. Những...
Xem: 22931Cập nhật: 27.06.2023
CÁCH NHẬN BIẾT MỘT SỐ NẤM ĐỘC PHỔ BIẾN
Nấm độc tán trắng, hình nón và "thiên thần hủy diệt Quảng Châu" là ba loại nấm độc thuộc chi Amanita, được phát hiện phân bố rộng rãi và thường gặp tại...
Xem: 20310Cập nhật: 25.06.2023
XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU PHÁT HIỆN CÁC BỆNH THẬN SAU
Khi làm kết quả xét nghiệm nước tiểu là cơ sở phát hiện một số bệnh nguy hiểm như sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận… cùng các phương pháp chẩn đoán k...
Xem: 19263Cập nhật: 22.06.2023
BỆNH GIUN CHỈ BẠCH HUYẾT
Bệnh giun chỉ bạch huyết là bệnh nhiễm trùng hệ bạch huyết do một trong ba loài giun tròn gây ra, là nguyên nhân phổ biến gây ra thương tật vĩnh viễn trên toàn...
Xem: 22514Cập nhật: 22.06.2023