Tác Hại Và Triệu Chứng Của Bệnh Giun Đũa
Tước đoạt chất dinh dưỡng
Nhiễm bệnh giun đũa có thể góp phần làm suy giảm protein. Theo sự tính toán ở một nghiên cứu thực nghiệm trên người thì ở trẻ em bị nhiễm từ 13 đến 40 giun bị mất khoảng 4g protein mỗi ngày đối với một bữa ăn có từ 35 đến 40g protein. Suy dinh dưỡng ở dạng khô cũng được gắn với nhiễm giun đũa. Nhiễm giun đũa cũng có thể góp phần làm giảm lượng sinh tố A, sinh tố C. Trẻ em hay bị quáng gà sẽ hồi phục rất nhanh các triệu chứng ở mắt sau khi được tẩy giun.
Bội nhiễm vi trùng
Giun đũa di chuyển có thể kéo theo vi sinh từ ruột ra các nơi khác và có giả thuyết là giữa nhiễm bệnh giun đũa và bệnh bại liệt có liên quan đến nhau.
Miễn dịch bệnh lý
Nhiều người bị nhiễm bệnh giun đũa có sự nhảy cảm với kháng nguyên của giun đũa và khi phòng thí nghiệm nơi mổ giun cũng đủ làm viêm kết mạc, nổi mề đay và lên cơn hen. Da của những bệnh nhân này hay nhạy cảm với kháng nguyên của giun đũa ở những liều cực nhỏ, họ sẽ bị ngay phản ứng phản vệ tức thời, thường thấy biểu hiện bằng nổi ngứa và có những vết thương màu hồng. Sự di chuyển của giun đũa trưởng thành ở những người nhạy cảm có thể làm cho hậu môn ngứa dữ dội, gây nôn ói ra giun và phù nề thanh môn.
Triệu chứng lâm sàng
Đa số các trường hợp nhiễm bệnh giun đũa thường không có biểu hiện lâm sàng, nhiễm nhẹ thường không có triệu chứng nhưng đôi khi nhiễm một con duy nhất cũng có thể gây nên áp-xe gan hay làm tắt ống dẫn mật. Triệu chứng cấp tính thường tương ứng với số lượng giun đũa bị nhiễm và triệu chứng nặng có thể xảy ra khi số lượng giun đũa lên tới hàng trăm con.
Mặc dù tái nhiễm có thể xảy ra suốt đời nhưng có thể làm giảm được những trường hợp bị nhiễm nặng nếu có được miễn dịch hoặc giảm bớt phơi nhiễm.
Thời kỳ ủ bệnh
Thời kỳ ủ bệnh bắt đầu từ lúc trứng được nuốt vào cơ thể cho đến khi trứng bắt đầu xuất hiện trong phân là 60 đến 70 ngày. Triệu chứng ở phổi do ấu trùng di chuyển sẽ xuất hiện vào ngày thứ 4 và 16 sau khi bị nhiễm.
Bệnh do ấu trùng giun đũa
Viêm phổi do ấu trùng giun đũa là trong quá trình di chuyển ấu trùng giun đũa gây ra viêm phổi vào ngày thứ 4 và 16 sau khi được nuốt vào, triệu chứng gồm có sốt, ho có đàm, thâm nhiễm ở phổi. Bạch cầu toan tính tăng cao và có thể tìm thấy ấu trùng trong đàm hoặc ở trong dịch tá tràng. Viêm phổi không kéo dài, chỉ khoảng 3 tuần (ngược lại với tăng bạch cầu toan tính trong bệnh phổi nhiệt đới kéo dài tới nhiều tháng). Triệu chứng có thể là hen suyễn và gan có thể sẽ bị tổn thương, lớn nhưng mềm.
Trong quá trình chu du, ấu trùng giun đũa có thể gây ra các triệu chứng: rối loạn thận kinh (co giật, kích thích màng não và động kinh,...), phù mí mắt hoặc mất ngủ và nghiến răng ban đêm. Khi ấu trùng đi lạc lên trên não, nó gây ra u hạt, những nốt nhỏ ở mắt, võng mạc hoặc não.
Bệnh do giun đũa trưởng thành
Tại ruột: thường gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa, viêm ruột già và nôn ói. Nếu nhiễm nặng, biểu hiện chủ yếu là tắt ruột, thường xảy ra ở trẻ em, có trường hợp bắt được 100 giun đũa ở một bệnh nhân.
Ngoài ruột: do giun di chuyển lạc chỗ: giun trưởng thành có khuynh hướng di chuyển khi môi trường sống của nó bị xáo trộn. Bệnh nhân dùng thuốc tetrachloroethylen, bị gây mê hoặc bị sốt, chúng di chuyển và đi lạc vào ống dẫn mật, bóng Vater, ruột thừa, xung quanh hậu môn và ống eustache. Chúng có thể gây xoắn ruột và hoại tử ruột, thủng ruột và viêm phúc mạc, viêm tụy cấp, viêm ống mật có mủ, áp-xe gan, viêm túi mật cấp và vàng da do tắc mật.
Phòng bệnh
Phòng bệnh dựa trên việc vệ sinh cá nhân, xử lý phân hợp vệ sinh, giáo dục sức khỏe và điều trị những người bị nhiễm.
Liên hệ điều trị bệnh giun sán tại Phòng khám Ký sinh trùng giun sán số 443 Đ. Giải Phóng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Phòng khám mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị./.
Hà Mạnh Dũng
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Hội Chứng Tăng IgE
Hội chứng tăng IgE là một rối loạn suy giảm miễn dịch di truyền đặc trưng bởi các áp xe da tái phát, nhiễm trùng xoang và phổi, và phát ban nghiêm trọng xuất...
Xem: 3524Cập nhật: 26.10.2024
Người Phụ Nữ Nhiễm Ba Loại Ấu Trùng Giun Sán, Điều Trị Một Tháng Khỏi Hoàn Toàn
Chị M.D 45 tuổi ở Nam Định, có tình trạng mề đay, mẩn ngứa khắp người, nhất là những lúc cơ thể nóng và sau khi tắm xong, đôi khi mề đay tự nổi lên xong...
Xem: 4264Cập nhật: 23.10.2024
Bệnh Giun Phổi Chuột (Angiostrongyliasis).
Angiostrongyliasis là nhiễm ấu trùng của giun thuộc giống Angiostrongylus (giun phổi chuột). Tùy thuộc vào loài lây nhiễm, các triệu chứng ở bụng (Angiostrongylus costaricensis)...
Xem: 3079Cập nhật: 17.10.2024
Tổng Quan Về Sán Máng
Bệnh sán máng là nhiễm các loại sán trong máu thuộc giống Schistosoma, được truyền qua da khi bơi hoặc lội trong nước ngọt bị ô nhiễm. Các sinh vật lây nhiễm...
Xem: 4008Cập nhật: 11.10.2024