Theo các chuyên gia nguyên nhân gây ung thư phổi do sự tăng sinh không kiểm soát của những tế bào bất thường trong phổi. Khi các tế bào ung thư gia tăng sẽ gây cản trở chức năng bình thường của phổi. Những tế bào ung thư này có thể xuất phát từ phổi lan dần đến hạch quanh khí quản, sang lá phổi đối diện, đến xương, não, gan, bộ phận khác trong cơ thể.
Nếu phát hiện, điều trị sớm, đúng phác đồ, tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn và cơ hội sống 5 năm không tái phát bệnh lên đến 92%. Trong trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn có thể gây hao mòn sức khỏe thể chất - tinh thần. Lúc này, hiệu quả điều trị thấp, tốn kém chi phí, tỷ lệ sống sau 5 năm thấp, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Theo đó, chuyên gia khuyến cáo, việc thăm khám - tầm soát sức khỏe định kỳ có vai trò quan trọng, giúp phát hiện sớm ung thư, phân loại được nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao, từ đó, đưa ra kế hoạch theo dõi phù hợp cho từng đối tượng.
Ung thư phổi thời kỳ đầu thường không có dấu hiệu đặc trưng. Những cơn ho húng hắng dễ khiến người bệnh lầm tưởng với bệnh lý đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp trên. Đến khi các triệu chứng như ho kéo dài, ho ra đờm lẫn máu, thở dốc, viêm phổi, đau khi nuốt, khàn giọng, nổi hạch... xuất hiện rõ rệt hơn, người bệnh mới đi khám thì bệnh ở giai đoạn muộn.
Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết có nhiều bệnh nhân khỏe mạnh, không có triệu chứng bất thường. Khi tầm soát sức khỏe định kỳ bằng xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ tình cờ phát hiện dấu ấn ung thư phổi giai đoạn sớm, được xử trí kịp thời.
Hiện nay, những tổn thương ở phổi có thể phát hiện sớm bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Các trường hợp ung thư phổi giai đoạn sớm có thể được phát hiện qua máy chụp X-quang treo trần kỹ thuật số, hệ thống chụp CT 768 lát cắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo, kết hợp với giải phẫu bệnh.
Ung thư phổi tuy khó phát hiện nhưng có thể phòng ngừa bằng việc điều chỉnh thói quen sống lành mạnh. Đầu tiên là người bệnh tránh xa thuốc lá. Bạn nên ngừng hút thuốc lá ngay hôm nay nếu đã hút thuốc trong nhiều năm. Với những người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc, hãy vận động người thân bỏ thuốc lá, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, tránh đến các khu vực có nhiều người hút thuốc, chẳng hạn như quán bar, nhà hàng, quán cà phê...
Mỗi người tránh các chất gây ung thư tại nơi làm việc cũng giúp giảm nguy cơ ung thư phổi. Nếu bạn phải làm việc trong môi trường có chất độc hại làm tăng nguy cơ ung thư phổi, hãy đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ... để bảo vệ bản thân khỏi tiếp xúc với chúng.
Một thực đơn đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi. Mỗi người cần có chế độ ăn lành mạnh như hạn chế thịt đỏ, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, chất béo tốt, trái cây và rau quả...
Mặt khác, tập thể dục đều đặn và thường xuyên vận động cũng là cách giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi cùng nhiều bệnh ung thư khác. Bạn hãy cố gắng tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần với các môn thể thao như: đi bộ, đạp xe, yoga, nhảy dây.
Bên cạnh đó, Chuyên gia khuyên người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bất thường. Khoảng 70% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện khi bệnh ở giai đoạn cuối, không còn khả năng phẫu thuật, đáp ứng kém với hóa trị, xạ trị. Chính vì thế, việc tầm soát, chẩn đoán bệnh sớm đóng vai trò quyết định đến hiệu quả điều trị.
Những người có các yếu tố nguy cơ ung thư phổi cần khám định kỳ 3-6 tháng mỗi lần, bao gồm: người hút thuốc lá, nam giới trên 55 tuổi, người làm công việc phải tiếp xúc với các chất độc hại trong thời gian dài như amiăng, thạch tín, cadimi, crom, niken, uranium....
Một Số Tác Hại Của Bệnh Nấm Nông Cần Phải Biết
Tổn thương da ở các nếp lớn là những dát hồng ban, rỉ nước vàng, ngứa, bờ rõ, không đều vớ nhiều mụn nước nhỏ (vesicle) và mụn mủ (pustule), nhiều vết...
Xem: 60708Cập nhật: 18.11.2019
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Móc
Con người cũng có thể bị nhiễm phải các loại giun móc Ancylostoma ký sinh ở chó, mèo do thường xuyên tiếp xúc với động vật nuôi gần gũi làm ảnh hưởng đến...
Xem: 78217Cập nhật: 14.11.2019
Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Phòng Bệnh Giun Đũa
Triệu chứng bệnh giun đũa rất đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vậy nên những hiểu biết về bệnh này là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe...
Xem: 73244Cập nhật: 11.11.2019
Biểu Hiện Của Bệnh Sán Lá Gan Cần Phải Biết
Bệnh sán lá gan vốn là bệnh khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh có triệu chứng tương tự khác, do đó khi chuẩn đoán thì bác sĩ cần có kinh nghiệm...
Xem: 84260Cập nhật: 09.11.2019