1. Nguyên nhân
Loãng xương là bệnh lý của hệ xương, làm giảm sức khỏe - mật độ xương và làm tăng nguy cơ gãy xương. Ở trẻ em là một chứng bệnh khá khó nhận biết nhưng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng thể chất, khả năng vận động và tương lai sức khỏe của trẻ.
Nguy cơ gây loãng xương đến từ các yếu tố ảnh hưởng đến khối xương của trẻ em. Có thể kể đến các nguyên nhân dưới đây :
+ Một số nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ 70% số ca mắc phải loãng xương.
+ Yếu tố tiếp theo là yếu tố dinh dưỡng, chế độ ăn cho trẻ không đảm bảo, vì thực phẩm chứa ít canxi và vitamin D, nồng độ chất đạm thấp, muối cao.
+ Bên cạnh đó trẻ có mắc một trong các bệnh lý di truyền gồm có bệnh xương thủy tinh, loãng xương vị thành niên vô căn... sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương ở trẻ. Các bệnh mạn tính như xơ nang, rối loạn mô liên kết trong lupus, viêm khớp hoặc trẻ mắc các bệnh lý tuyến giáp (bướu giáp), tuyến cận giáp, tuyến vỏ thượng thận; chứng suy thận mãn; các bệnh về khớp… cơ thể kém hấp thu canxi cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến loãng xương.
Ở trẻ mắc bệnh viêm xương, chạy thận nhân tạo, bị chấn thương phải nằm lâu, có chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, đang sử dụngthuốc chống động kinh, thuốc chống đông máu, thuốc hóa trị ung thư… hiện tượng loãng xương cũng có thể xảy ra sớm.
2. Dấu hiệu nhận biết loãng xương ở trẻ em
Khác với người lớn, đối với trẻ nhỏ khi mắc bệnh loãng xương rất khó nhận biết triệu chứng, trẻ không được đưa đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời do cha mẹ chủ quan. Nhiều trẻ bị loãng xương chỉ được phát hiện một cách ngẫu nhiên khi trẻ bị một bệnh lý khác.
Do vậy, nếu trẻ bị đau nhức ở xương cho dù bất cứ nguyên nhân nào hoặc xuất hiện dấu hiệu của tất cả các bệnh lý liên quan đến loãng xương, các bậc cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Nhiều trẻ xuất hiện cơn đau cột sống do xẹp các đốt sống, có thể đau liên quan tới gắng sức hoặc chấn thương nhỏ, đau giảm rõ khi nằm và giảm dần rồi biến mất trong vài tuần. Đau xuất hiện khi có một đốt sống mới bị xẹp hoặc đốt sống ban đầu bị xẹp nặng thêm. Tuy nhiên, một tỷ lệ rất lớn các lún xẹp đốt sống không có triệu chứng đau cột sống. Trước khi xuất hiện lún xẹp đốt sống, không bao giờ có đau cột sống do loãng xương.
3. Chẩn đoán loãng xương trẻ em
Sau khi kiểm tra sức khỏe của trẻ, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tiền sử của trẻ có mắc bệnh mạn tính, dùng thuốc điều trị dài ngày không. Các chấn thương, gia đình có cha, mẹ anh chị em có vấn đề về bệnh lý xương không. Sau đó kiểm tra nhận biết vùng cột sống thắt lưng, vùng xương dài của tay, chân…
Sau đó các bác sĩ sẽ chỉ định đo chiều cao, cân nặng, tỉ số khối cơ thể (BMI), khám tổng quát tìm bệnh lý toàn thân, vùng cơ, xương, khớp, cột sống, biến dạng đường cong bình thường cột sống, gõ hoặc ấn vào các gai của đốt sống gây tình trạng đau tăng hoặc khó thực hiện các động tác cúi, ngửa, nghiêng, quay thân mình.
Qua đó các bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm chẩn đoán xác định vị trí xương đùi, xương sống thắt lưng và toàn bộ cơ thể để chẩn đoán chính xác nguyên nhân loãng xương.
4. Điều trị loãng xương ở trẻ em
Tuỳ từng trường hợp mà các bác sĩ chỉ định cụ thể, nguyên tắc điều trị là đảm bảo chế độ tập luyện và dinh dưỡng phù hợp, cung cấp calcium và vitamin D, ngăn ngừa tình trạng hủy xương bằng thuốc. Tùy vào nguyên nhân gây loãng xương, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cho phù hợp, trong đó chỉ định bổ sung canxi, vitamin D2, Biphosphonate và các thuốc khác nếu trẻ mắc các bệnh lý kèm theo.
Tóm lại, không chỉ người lớn mới loãng xương mà ở trẻ em cũng có thể xảy ra. Hậu quả của loãng xương rất nặng nề, nguy hiểm nhất là rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương. Ở những trẻ bị loãng xương nặng, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có nguy cơ gãy xương. Một số biến chứng nguy hiểm khác của loãng xương là gãy lún cột sống, cong xương, cong ống chân, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao ở trẻ… vì vậy việc phòng bệnh vô cùng quan trọng. Ngoài những yếu tố bẩm sinh hoặc do các bệnh lý kèm theo, việc phòng loãng xương cho trẻ phải được quan tâm từ lúc trong bào thai. Khi mang thai, các mẹ bầu cần lưu ý khám thai đầy đủ, dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ, có một chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, canxi và vitamin cho cả mẹ và thai nhi.
Đối với trẻ nhỏ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tắm nắng và tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, canxi nhằm cung cấp đủ dưỡng chất thiếu yếu. Tăng cường cho trẻ hoạt động thể lực để tránh thừa cân béo phì làm giảm khối lượng xương gây loãng xương.
NHỮNG SAI LẦM VỀ VIỆC TẨY GIUN SÁN
Hầu hết tất cả mọi người đều khá coi thường việc tẩy giun sán định kì hằng năm, và bên cạnh đó không ít người hoàn toàn an tâm và có kiến thức sai lầm...
Xem: 32205Cập nhật: 05.11.2021
CẢNH GIÁC VIRUS H5N8 CÓ THỂ LÂY SANG NGƯỜI
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi Chính phủ Việt Nam và cộng đồng cảnh giác với khả năng...
Xem: 28658Cập nhật: 28.10.2021
BỆNH QUAI BỊ GÂY NHỀU BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM
Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên và lây truyền qua đường hô hấp. Quai bị có thể xảy ra với mọi lứa tuổi nhưng thường thấy...
Xem: 28277Cập nhật: 25.10.2021
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TẠI NHÀ
Thống kê cho thấy các bệnh viêm đường hô hấp gây ra 10 triệu ca tử vong hàng năm,trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp 4 - 6 lần trong một năm, điều...
Xem: 27543Cập nhật: 21.10.2021