1. Móng chân có màu vàng
Móng chân chuyển sang màu vàng thường do nấm. Đây được cho là nguyên nhân phổ biến, không cần đến bác sĩ để điều trị. Bạn có thể thử dùng kem chống nấm không kê đơn. Tuy nhiên, nếu móng có màu vàng và dày lên, hãy dũa nhẹ bề mặt để thuốc có thể đi đến các lớp sâu hơn. Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả, mọi người nên đi khám.
2. Móng chân màu xanh lá
Đây có thể là hội chứng móng xanh (chloronychia) do nhiễm trùng gây ra, nguyên nhân do vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt. Nguy cơ nhiễm trùng có thể đến từ bồn tắm nước nóng, miếng bọt biển, thậm chí do giày chật đi trong thời gian dài. Màu xanh nằm bên dưới móng, do vậy bạn đừng cố tẩy sạch, thay vào đó hãy đến bác sĩ.
3. Móng chân đen
Móng chân chuyển sang màu đen có thể do vết bầm tím, hay còn được gọi tụ máu dưới móng, nguyên nhân do bị vấp ngón chân hoặc giày dép quá chật làm chèn vào mũi chân.
Vết bầm tím thường bắt đầu có màu đỏ, sau đó chuyển sang tím, nâu sẫm, cuối cùng là đen khi máu bên dưới móng đọng lại và đóng cục. Dự kiến, móng chân đen của bạn mọc ra sau khoảng 6-9 tháng hoặc lâu hơn.
Nếu nguyên nhân không thuộc các trường hợp trên, móng chân màu đen có thể bắt nguồn từ một vài vấn đề sức khỏe hiếm gặp hơn như khối u ác tính, nhiễm trùng nấm, móng mọc ngược mạn tính.
4. Móng chân có đốm màu xanh tím
Nếu bị vấp và ngón chân chuyển sang màu xanh, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, đốm xanh ở móng chân mà không có lý do rõ ràng, nên đi khám.Đốm nhỏ dưới móng tay hay móng chân có thể là vô hại nhưng trong một số trường hợp có thể trở thành ung thư, dù tỷ lệ này rất hiếm.
5. Móng chân chuyển màu trắng
Nếu móng chân chuyển sang màu trắng hoặc có những mảng lớn màu trắng, có thể bạn đã bị nhiễm nấm. Bệnh nấm móng có thể khiến toàn bộ móng trở nên sần sùi, dễ mủn, dễ gãy. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường.
Ngoài ra, móng nhiễm nấm cũng sẽ xuất hiện một mảng màu trắng hơi vàng bắt đầu ở gốc móng chân, gần lớp biểu bì. Bệnh thường gặp ở người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Sơ Cứu Khi Bị Nghẹn Gây Nghẹt Thở
Các thao tác để giảm nghẹn thường cứu sống được người bệnh. Người lớn thường bị nghẹn một miếng thức ăn, chẳng hạn như một miếng thịt lớn. Trẻ...
Xem: 720Cập nhật: 22.11.2024
Sỏi Trong Đường Tiết Niệu
Sỏi là những khối cứng hình thành trong đường tiết niệu và có thể gây đau, chảy máu, nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn dòng nước tiểu.
Xem: 614Cập nhật: 20.11.2024
Loãng Xương
Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm khiến xương yếu đi, dễ bị gãy.
Xem: 884Cập nhật: 14.11.2024
Ngứa Hậu Môn
Ngứa hậu môn (nơi cuối đường tiêu hóa, nơi phân rời khỏi cơ thể) và vùng da xung quanh hậu môn (da quanh hậu môn) được gọi là ngứa hậu môn.
Xem: 1471Cập nhật: 12.11.2024