Xét Nghiệm Đặc Trị Bệnh Giun Đũa Chó Ở Người
Xin chào bác sĩ. Em có bị ngứa và đi làm xét nghiệm bị nhiễm giun đũa chó (Sán chó). Bác sĩ có kê toa thuốc để uống. Em uống như phác đồ điều trị là 28 ngày. Nhưng hết thuốc em vẫn có dấu hiệu bị ngứa. Bác sĩ cho em hỏi? Có phải em vẫn chưa hết bệnh giun đũa chó không? Em giờ có cần điều trị thêm đợt hai không ạ?
Giun đũa chó (Toxocara canis) một bệnh hay nhiễm ở người do ký sinh trùng. Đây là một bệnh do ký sinh trùng ký sinh lạc chủ gây ra, bởi vì vật chủ ký sinh của chúng là chó chứ không phải người. Người nhiễm phải bệnh là do nuốt phải trứng giun đũa chó nhiễm trong thức ăn.
Khi vào cơ thể người trứng này sẽ nở ra ấu trùng nhưng lại không thích nghi với cơ thể người nên không phát triển thành giun trưởng thành được, do đó không thể sản sinh được. Ấu trùng giun đũa chó sẽ theo đường tiêu hóa và được hấp thu vào máu, có thể chu du khắp nơi trong cơ thể như gan, phổi, tim, mắt, não và các bộ phận khác,…
Đi đến đâu chúng gây bệnh đến đó, ở gan thì gây u gan, ở não gây u não, ở da thì gây nên nổi dát đỏ, mề đay, ngứa,... chất thải tiết của chúng chính là kháng nguyên lạ ở trong máu, khiến cơ thể tiết ra các histamin chống lại kháng nguyên đó và dẫn tới nguyên nhân gây ngứa, mày đay, dị ứng.
Ấu trùng giun đũa chó có sức đề kháng rất tốt, một số loại thuốc điều trị giun sán thông thường không diệt được mà cần phải phối hợp với các thuốc có tác dụng hiệp đồng cũng như bảo vệ gan và thận.
Bệnh giun đũa chó sẽ được chữa khỏi hoàn toàn nếu như bạn được uống thuốc có nguồn gốc rõ ràng, đúng cách, đủ liều và đủ thời gian. Bên cạnh đó bác sĩ cần phải biết phối hợp thuốc tốt với mỗi giai đoạn bệnh qua các lần làm xét nghiệm.
Thời gian điều trị bệnh giun đũa chó tùy thuộc vào từng người có người 10 ngày khỏi, nhưng lại có người 21 ngày thậm chí 42 ngày. Điều trị bệnh giun đũa chó (bệnh sán chó) ở người cần phải được bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng tư vấn và điều trị.
Trường hợp của bạn nên bình tĩnh, đừng lo lắng quá. Bạn đi làm xét nghiệm được chẩn đoán là bị nhiễm bệnh giun đũa chó đã uống thuốc và điều trị nhưng vẫn ngứa như vậy có thể là bạn còn bị nhiễm bệnh giun đũa chó.
Ngoài ra tình trạng ngứa cũng không hẳn là do còn nhiễm bệnh giun đũa chó mà có thể là dị ứng kết hợp với nhiễm giun. Tốt nhất bạn nên đến tái khám và làm thêm xét nghiệm để tìm các tác nhân gây ngứa, để loại trừ hoặc điều trị nguyên nhân dị ứng.
Bác sĩ. Nguyễn Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Những Điều Cần Biết Về Bệnh Nấm Aspergillus
Nấm Aspergillus là một trong những loại chủng nấm lớn nhất, có mặt ở khắp nơi trên thế giới, có khoảng đến 100 loài, hiện tại có khoảng 20 đến 30 loài gây...
Xem: 67983Cập nhật: 07.01.2020
Khám Bệnh Ký Sinh Trùng Giun Sán Ở Đâu Tốt Nhất
Những bệnh thông thường là do ký sinh trùng giun sán gây ra cũng có các biểu hiện như ngứa da, dị ứng, nổi mày đay, đau đầu,… Nên người bệnh rất dễ nhầm...
Xem: 80561Cập nhật: 03.01.2020
Mức Độ Nguy Hiểm Của Bệnh Sán Chó
Bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh giun đũa chó, qua đường ăn uống con người mắc phải trứng giun sán có trong đất, nước bị nhiễm phân của chó mèo, hay nuốt...
Xem: 89244Cập nhật: 31.12.2019
Những Điều Cần Biết Về Bệnh Giun Sán
Nhiều người thường chủ quan cho rằng giun sán chỉ gây ngứa, mủ và viêm da, nhưng có nhiều trường hợp chúng có thể di chuyển và phá hủy các bộ phận khác như...
Xem: 79228Cập nhật: 26.12.2019