XÉT NGHIỆM KÍ SINH TRÙNG CÓ CẦN NHỊN ĂN HAY KHÔNG?
Bs. Nguyễn Phạm Diễm Kiều
Thưa bác sĩ, tôi gần đây bị ngứa, tôi nghe nói có thể do nhiễm kí sinh trùng nên tôi muốn đi xét nghiệm kiểm tra. Tôi muốn hỏi là khi xét nghiệm kí sinh trùng có cần phải nhịn ăn nhịn uống hay không? Nếu phải nhịn ăn thì sớm nhất có thể xét nghiệm là mấy giờ, vì tôi hay bị tụt đường huyết nếu không ăn sáng.
-------------------------
Chào bạn, cám ơn bạn đã liên hệ với phòng khám chúng tôi.
Tại sao xét nghiệm máu phải nhịn ăn
Máu gồm nhiều thành phần khác nhau. Xét nghiệm máu là xét nghiệm các thành phần trong máu tùy theo yêu cầu của việc chẩn đoán. Không phải bất kì xét nghiệm máu nào cũng phải nhịn ăn. Những xét nghiệm cần nhịn ăn là những xét nghiệm mà nồng độ các chất được xét nghiệm trong máu sẽ thay đổi tùy theo tình trạng đói hoặc no của người bệnh. Khi bệnh nhân ăn hoặc uống, các chất từ thức ăn và nước uống sẽ được hấp thu vào máu làm thay đổi nồng độ các chất đó trong máu. Do đó, khi xét nghiệm sẽ cho kết quả không chính xác, ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán và điều trị.
Vì đường và mỡ là hai chất có mặt trong tất cả các bữa ăn nên xét nghiệm đường huyết lúc đói và xét nghiệm mỡ máu yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn ít nhất 8 -9 tiếng trước khi tiến hành rút máu xét nghiệm.
GGT là một loại men gan, xét nghiệm GGT giúp chẩn đoán một số bệnh gan mật. Thức ăn không làm ảnh hưởng đến GGT, tuy nhiên rượu làm tăng GGT rất nhiều, do đó bệnh nhân cũng không được uống rượu trước khi làm xét nghiệm này.
Một số xét nghiệm đặc biệt yêu cầu bệnh nhân phải ngưng một số loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng, lý do cũng tương tự như trên. Ví dụ như một bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt đang được điều trị bằng cách bổ sung sắt qua thuốc uống, nếu bệnh nhân đến để kiểm tra tình trạng thiếu sắt thì phải ngừng uống thuốc bổ sung sắt trước khi làm xét nghiệm sắt trong máu.
Các chất được hấp thu trong máu sau một thời gian sẽ được chuyển hóa, được tế bào cơ thể sử dụng hoặc dự trữ, những chất không được hấp thu sẽ được thải ra ngoài theo phân hoặc nước tiểu. Thời gian chuyển hóa và đào thải của từng loại chất khác nhau sẽ khác nhau, do đó thời gian nhịn ăn cũng thay đổi tùy loại xét nghiệm.
Nước không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, nên không cần phải nhịn. Tuy nhiên cũng không nên uống quá nhiều nước, chỉ uống theo nhu cầu. Nước có pha thêm các chất khác như nước chanh, nước mát, nước đường … không nên uống trước khi tiến hành xét nghiệm.
Xét nghiệm kí sinh trùng giun sán có cần nhịn ăn
Xét nghiệm kí sinh trùng là xét nghiệm tìm những kí sinh nằm trong cơ thể hoặc ngoài cơ thể. Có nhiều loại xét nghiệm có thể tìm ra kí sinh trùng như soi phân tìm trứng, ấu trùng, hoặc kí sinh trưởng thành, xét nghiệm máu, chụp CT, MRI, siêu âm để tìm hình ảnh kí sinh trong mô, sinh thiết mô….. Tùy từng loại kí sinh trùng và thời kỳ của bệnh mà cần có xét nghiệm thích hợp. Bạn cần đến gặp bác sĩ khám và tư vấn để biết mình cần phải tiến hành loại xét nghiệm nào. Nếu không phải là xét nghiệm máu thì đương nhiên là bạn không cần phải nhịn ăn. Nếu bạn được chỉ định xét nghiệm máu tìm kí sinh trùng thì cũng không cần phải nhịn ăn vì xét nghiệm này tìm kháng thể kháng kí sinh trùng trong máu người bệnh. Kháng thể là một chất do cơ thể sinh ra, thức ăn và nước uống không có khả năng làm thay đổi nồng độ kháng thể trong máu.
Thực ra tất cả các hoạt động của con người đều ảnh hưởng đến nồng độ các chất trong máu, không chỉ có việc ăn uống. Ví như một vận động viên có tiến hành tập luyện trước khi đến xét nghiệm thì các thông số kết quả của anh ta sẽ thay đổi rất nhiều. Việc đọc và diễn giải kết quả xét nghiệm do đó phải được bác sĩ chuyên môn có kinh nghiệm tiến hành thì mới chính xác. Do đó, nếu bệnh nhân lỡ ăn hoặc uống thì cũng không phải quá lo lắng, chỉ cần thông báo cho bác sĩ, để bác sĩ có hướng giải quyết hợp lý.
Trong trường hợp của bạn là bị ngứa thì có thể có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này ngoài nhiễm kí sinh trùng, tùy từng trường hợp có thể cần phải tiến hành một số xét nghiệm cần phải nhịn ăn. Do đó, tốt nhất là bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 024 7300 1318 hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội để được tư vấn chi tiết hơn. Thời gian làm việc của chúng tôi là từ 07 giờ đến 17 giờ, từ thứ hai đến thứ bảy, nghỉ ngày Chủ nhật. Nếu đến sớm thì bạn sẽ được tiến hành rút máu kiểm tra sớm và có thể ăn ngay sau khi đã rút máu kiểm tra.
Chúc bạn mau khỏe.
BS. Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
Số 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, HN
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Điện thoại: 02473001318 - 0985294298
Một Số Tác Hại Của Bệnh Nấm Nông Cần Phải Biết
Tổn thương da ở các nếp lớn là những dát hồng ban, rỉ nước vàng, ngứa, bờ rõ, không đều vớ nhiều mụn nước nhỏ (vesicle) và mụn mủ (pustule), nhiều vết...
Xem: 60703Cập nhật: 18.11.2019
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Giun Móc
Con người cũng có thể bị nhiễm phải các loại giun móc Ancylostoma ký sinh ở chó, mèo do thường xuyên tiếp xúc với động vật nuôi gần gũi làm ảnh hưởng đến...
Xem: 78207Cập nhật: 14.11.2019
Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Phòng Bệnh Giun Đũa
Triệu chứng bệnh giun đũa rất đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vậy nên những hiểu biết về bệnh này là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe...
Xem: 73236Cập nhật: 11.11.2019
Biểu Hiện Của Bệnh Sán Lá Gan Cần Phải Biết
Bệnh sán lá gan vốn là bệnh khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh có triệu chứng tương tự khác, do đó khi chuẩn đoán thì bác sĩ cần có kinh nghiệm...
Xem: 84249Cập nhật: 09.11.2019