Xét Nghiệm Ký Sinh Trùng Trong Máu
Bệnh ký sinh trùng là một chứng bệnh bị nhiễm trùng gây ra hoặc bị truyền nhiễm bởi ký sinh trùng. Bệnh ký sinh trùng có thể gây ảnh hưởng thực tế đến tất cả các sinh vật sống, bao gồm cả người, thực vật lẫn động vật có vú. Theo thống kê, bệnh ký sinh trùng chiếm đến 14 triệu ca tử vong mỗi năm, chiếm đến 25% tỷ lệ tử vong toàn cầu – một trong bốn nguyên nhân gây tử vong toàn cầu theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Một số bệnh ký sinh trùng mà con người thường mắc phải như giun đũa, giun móc, giun kim, sán chó, giun lươn,… Có khá nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh ký sinh trùng như soi phân, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm tìm ký sinh trùng trong máu, xét nghiệm sán chó,…
1. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh gây ra do ký sinh trùng?
Ký sinh trùng thường có ở trái cây và rau sống, thức ăn nhanh, thực phẩm tái chưa chín hoặc các món ăn sống như sushi, sashimi. Ngoài ra vật nuôi cũng là một yếu tố gây ra một số bệnh nguy hiểm khác đối với con người.
Những loại ký sinh trùng thường xâm nhập vào cơ thể qua da, miệng và niêm mạc. Ký sinh trùng gây ra dị ứng, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm và mắc các bệnh mãn tính. Nếu ký sinh trùng xâm nhập ký sinh trong cơ thể trong một thời gian dài, thì các cơ quan cùng toàn bộ hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ yếu đi rất nhanh.
2. Triệu chứng nhiễm ký sinh trùng:
– Suy giảm miễn dịch. Khi bệnh nhân mắc phải bệnh ký sinh trùng sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, giảm sự tổng hợp các globulin miễn dịch A. Các triệu chứng đầu tiên sẽ dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm, không tập trung và trí nhớ kém. Thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể là nguyên nhân khó khăn trong việc đồng hóa protein, chất béo, carbohydrates và đặc biệt là vitamin A và B12.
– Bệnh nhân sẽ gặp các biểu hiện phản ứng dị ứng. Ký sinh trùng có thể làm gây ra rối loạn chức năng đường tiêu hóa, gây ra dị ứng.
– Các vấn đề về da. Ký sinh trùng trong đường ruột thường gây ra phát ban, exzama và các vấn đề về da khác.
– Nghiến răng khi đi ngủ, một căn bệnh thường là do nhiễm ký sinh trùng.
– Đau khớp và cơ bắp thường gây ra bởi sự chấn thương các mô, các chấn thương này gây ra do hoạt động của ký sinh; hoặc do kết quả của các phản ứng miễn dịch.
– Thức dậy thường xuyên vào buổi tối có thể là do gan đang cố gắng loại bỏ độc tố.
– Bệnh thiếu máu. Một số loại ký sinh trùng thích bám vào để làm niêm mạc ruột non chảy máu và hút chất dinh dưỡng. Nhiều ký sinh trùng có thể gây ra triệu chứng thiếu máu trầm trọng cho cơ thể.
– Bồn chồn lo lắng: Các ký sinh trùng ly giải các sản phẩm thải bỏ và các chất độc vào bên trong máu cơ thể. Trong nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc mạn tính, các độc tố này có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương, dẫn đến ngủ không ngon giấc, căng thẳng hệ thần kinh và trạng thái lo lắng.
– Bệnh nhân có thể sẽ gặp các tình trạng như tiêu chảy, kích thích ruột, chướng bụng, đầy hơi.
3. Khi nào cần làm xét nghiệm ký sinh trùng trong máu?
Đối với các ký sinh lạc chủ như bệnh gạo heo ở não, mắt, ở dưới da (cysticercosis), bệnh áp xe ngoài da do giun Gnathostoma spinigerum, bệnh Toxocara canis ở mắt, não, bệnh nhiễm giun lươn, bệnh áp xe gan do amip (Entamoeba histolytica) hoặc do sán lá lớn ở gan (Fasciola hepatica), những loại ký sinh này đều đi qua mô cơ thể, theo máu dẫn đến các cơ quan nên tạo ra kháng thể IgM và IgG đặc hiệu. Vì vậy, các bác sĩ thường dùng phương pháp ELISA để xác định bệnh nhân có bị ảnh hưởng bởi các loại ký sinh trùng này hay không?
Ngoài ra còn cần phải theo dõi công thức máu để xem bạch cầu toan tính có gia tăng hay không (> 5% hoặc trị số tuyệt đối trên 300/mm3) cũng là yếu tố để phối hợp để chẩn đoán người bệnh có mắc bệnh ký sinh trùng hay không.
Xét nghiệm ký sinh trùng là một phương pháp xét nghiệm nhanh, ít xâm lấn và có thể phát hiện được nhiều loại ký sinh trùng lạc chủ và chỉ cần thiết khi mà bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có ký sinh trùng lạc chủ trong cơ thể. Thử máu (ELISA) không thể xác định được các ký sinh trùng đặc hiệu của người tại đường ruột như: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, sán lá ruột, sán lá phổi, sán dải cá, sán dải heo, sán dải bò,… Để xác định các ký sinh trùng này thì cần phải dùng phương pháp soi phân trực tiếp.
4. Trước khi làm xét nghiệm ký sinh trùng có cần nhịn ăn không?
Rất nhiều người băn khoăn về câu hỏi này trước khi đi làm xét nghiệm ký sinh trùng. Trên thực tế, các xét nghiệm máu để tầm soát ký sinh trùng thường không cần thiết phải nhịn đói để lấy máu. Chúng ta có thể thử máu vào bất cứ lúc nào nếu thấy thuận tiện, không nhất thiết là sáng hay chiều. Tuy nhiên, nếu khi làm xét nghiệm ký sinh trùng, bạn kết hợp thêm để khám bệnh thì bạn nên đi buổi sáng và nhịn ăn sáng để gặp bác sĩ khám và chỉ định xét nghiệm.
5. Bệnh phẩm nào thường được lấy mang đi xét nghiệm?
Thông thường mẫu bệnh phẩm được lấy từ những nơi ký sinh trùng cư trú hay từ những sản phẩm đào thải.
Những mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm ký sinh trùng gồm có:
– Máu có thể tìm được ký sinh trùng sốt rét, trùng roi, giun chỉ hoặc chẩn đoán miễn dịch.
– Phân để tìm được các loại trứng giun sán, đơn bảo, ấu trùng giun lươn.
– Tủy xương để chuẩn đoán được ký sinh trùng sốt rét lúc cần thiết.
– Mô: Một số ký sinh trùng thường sống trong mô như ấu trùng giun xoắn, ấu trùng sán dây lợn, các vi nấm.
– Những loại dịch và loại chất thải khác như mủ vết thương, đờm, dịch ngoáy họng, dịch âm đạo, dịch màng bụng, dịch niệu đạo, dịch màng phổi, dịch rửa phế quản, dịch não tủy, chất nôn tìm các loại đơn bào, vi nấm gây nên bệnh ký sinh trùng.
– Những bệnh phẩm có tế bào sừng như vảy da, lông tóc, móng tìm những vi nấm gây nên bệnh.
– Những mẫu vật để tìm ký sinh trùng: Ngoài chẩn đoán để xác định bệnh ký sinh trùng ở người còn cần tìm các ký sinh trùng ở vật chủ trung gian, môi trường ngoại cảnh,... Những mẫu vật cũng có thể là vật chủ trung gian như cua, tôm, cá; sinh vật trung gian như ruồi, nhặng, thực vật thủy sinh; rau; nước; đất,...
6. Các kĩ thuật xét nghiệm:
– Thực hiện xét nghiệm trực tiếp để tìm ký sinh trùng trường thành, ấu trùng, trứng hoặc đoạn ADN của ký sinh trùng.
– Kĩ thuật soi tươi với nước muối sinh lý hay KOH tùy từng loại bệnh phẩm
– Kĩ thuật nhuộm soi: Nhuộm sống với xanh methylen hoặc với đỏ trung tính 1/10000 để xem cấu tạo của các đơn bào. Nhuộm chết từ đơn giản đến phức tạp: nhuộm lugol - nhuộm Gram - nhuộm Giêm Sa - Hematoxilin Fe - nhuộm HE - nhuộm P.A.S.
– Kỹ thuật nuôi cấy để chẩn đoán các vi nấm
– Kỹ thuật khuếch đại gen PCR
– Thực hiện xét nghiệm gián tiếp dựa vào các phản ứng đặc hiệu giữa kháng nguyên như các chất được ký sinh trùng tiết ra, ký sinh trùng và kháng thể này nên được gọi là chẩn đoán miễn dịch học.
– Xét nghiệm gián tiếp được dùng đối với các trường hợp khó hoặc không thể tìm trực tiếp ký sinh trùng.
– Phản ứng ngưng liên kết hồng cầu (hesmagglutination test).
– Phản ứng miễn dịch huỳnh quang (immunofluorescence).
– Phản ứng miễn dịch điện li (immunoelectrophoresis).
– Phản ứng miễn dịch men (ELISA).
7. Những biện pháp ngăn ngừa bệnh ký sinh trùng:
– Rửa tay sạch bằng xà phòng vì hầu hết các bệnh do ký sinh trùng gây ra đều lây lan qua tay.
– Rửa trái cây, hoa quả và rau sạch sẽ trước khi ăn.
– Không được cắn móng tay hoặc cắn đầu bút và những vật không vệ sinh khác.
– Nấu chín cá và thịt trước khi ăn
– Nên uống nước lọc tinh khiết, uống nước đã đun sôi.
– Tránh tiếp xúc gần gũi với các vật nuôi, vệ sinh thường xuyên cho vật nuôi, không để chúng nằm trên ghế sofa, giường hoặc liếm lên mặt.
– Vứt bỏ các thảm cũ lâu ngày
Chăm sóc và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn chín uống sôi, hạn chế ăn các đồ ăn tươi sống,… nhằm để phòng ngừa các bệnh ký sinh trùng có hại cho cơ thể giúp bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
Liên hệ khám bệnh giun sán tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Thời gian mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị bệnh giún, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Nguyễn Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Hôi Miệng, Cách Loại Bỏ Mùi Hôi Miệng
Chứng hôi miệng nghe có vẻ là một điều khá đáng sợ khi được chẩn đoán. Trên thực tế, chứng hôi miệng chỉ là thuật ngữ y khoa để chỉ hơi thở có mùi...
Xem: 5627Cập nhật: 19.08.2024
Dấu Hiệu Cảnh Báo Sớm Đột Quỵ
Tình trạng đột quỵ thoáng qua (TIA), tình trạng choáng váng hoặc lú lẫn có thể báo hiệu cơn đột quỵ trước một tháng.
Xem: 6713Cập nhật: 30.07.2024
Người Đàn Ông Não Chi Chít Sán Chỉ Vì Một Món Ăn
Có lẽ bắt đầu từ 5 đến 6 năm trước, bố tôi thường xuyên bị chóng mặt nhẹ và ngất xỉu vài lần trong vài năm qua
Xem: 8414Cập nhật: 06.07.2024
Chân Nổi Nhiều Mụn Ngứa, Chữa Da Liễu Không Khỏi, Xin Bác Sĩ Tư Vấn!
Em chào Bác sĩ, em ở Hà Tĩnh là mẹ của bé 5 tuổi, cháu bị ngứa da, nổi mụn ngứa ở hai bên cẳng chân kéo dài khoảng ba năm nay chữa da liễu không khỏi.
Xem: 11815Cập nhật: 12.06.2024