Xét Nghiệm Nước Tiểu 24 Giờ
Nước tiểu là một dịch bài tiết quan trọng của cơ thể, có nhiệm vụ đào thải ra bên ngoài những chất độc hại, chất cặn bã sản sinh ra trong quá trình chuyển hóa các chất.
Sự thay đổi tính vật lý hóa học, thành phần của nước tiểu phản ánh rõ sự rối loạn chuyển hóa các chất và hoạt động của các cơ quan nội tạng như gan , thận, tuyến nội tiết. Mục đích của việc làm xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán, theo dõi quá trình điều trị bệnh của các cơ quan nói trên.
Xét nghiệm nước tiểu một lần
Dụng cụ: dùng ống nghiệm to hoặc lọ có nắp. Tất cả phải sạch và khô. Tốt nhất nên dùng lọ nhựa, dùng một lần rồi bỏ đi.
Cách lấy nước tiểu:
Thời điểm lấy: thường lấy vào lúc sáng sớm, lúc đói (khi bệnh nhân mới ngủ dậy). Nước tiểu lúc này đậm đặc nhất vì chúng được tích tụ lâu trong bàng quang và không phụ thuộc vào chế độ ăn uống cũng như hoạt động của cơ thể như ban ngày. Vì thế, lấy nước tiểu lúc này để làm xét nghiệm là tốt nhất. Trong một số trường hợp đặc biệt thí thời điểm lấy nước tiểu phù hợp nhất như sau:
Nghi ngờ có glucose niệu thì phải lấy nước tiểu sau bữa ăn.
Lấy nước tiểu 2 giờ/lần để xét nghiệm tìm urobilinogen trong bệnh tan máu, hoặc soi cặn Addis.
Viêm đường tiết niệu lấy nước tiểu vào lúc sáng sớm ngủ dậy. Với các xét nghiệm định tính thông thường dùng nước tiểu bất kỳ vào thời gian nào trong ngày.
Cách lấy: nhân viên y tế phát cho bệnh nhân một lọ sạch có dán nhãn ID, tên, năm sinh bệnh nhân và hướng dẫn bệnh nhân lấy nước tiểu giữa dòng như sau:
Vệ sinh sạch sẽ đường tiểu.
Bỏ nước tiểu đầu, lấy phần nước tiểu giữa cho vào khoảng 1/2 lọ chứa, bỏ phần nước tiểu còn lại (do dể có tạp nhiễm bởi dịch nhày, tế bào bong, vi khuẩn).
Đem đến phòng xét nghiệm.
Lưu ý: dặn bệnh nhân không nên lấy nước tiểu sau khi uống nhiều nước, sau chế độ lao động nặng, hoặc sau khi ăn uống.
Cách bảo quản:
Tốt nhất nên dùng nước tiểu tươi để nhiệt độ phòng thí nghiệm. Vì vậy, nước tiểu sau khi lấy xong đưa lên phòng xét nghiệm làm ngay, chậm nhất là một giờ sau khi lấy.
Nếu để thời gian quá lâu nước tiểu bị lên men bởi vi khuẩn. Nhiệt độ quá cao cũng làm hỏng các mẫu nước tiểu. Cụ thể các chất hữu cơ trong nước tiểu bị phân hủy, ure bị phân hủy thành NH3. Do đó, sẽ làm tăng độ pH của nước tiểu. Các tế bào hồng cầu, bạch cầu bị biến dạng hoàn toàn. Các chất vô cơ hữu cơ khác cũng bị phân hủy.
Nếu chưa phân tích mẫu nước tiểu ngay có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8oC trong vòng 3 ngày. Nếu để lâu hơn 3 ngày phải bảo quản ở ngăn đá.
Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ
Dùng trong các xét nghiệm định lượng như định lượng glucose niệu, định lượng protein niệu,...
Dụng cụ: thường dùng bô có nắp đậy hoặc bình có vạch chia thể tích. Bô và bình đựng nước tiểu phải rửa sạch, không lẫn chất tẩy rữa, dội nước sôi để diệt khuẩn kể cả có nắp đậy.
Cách lấy nước tiểu:
Đến giờ ấn định cho bệnh nhân tiểu hết, bỏ phần nước tiểu đó đi. Trong 24 giờ tiếp theo hứng tất cả nước tiểu của bệnh nhân tiểu ra vào một cái bô hoặc bình sạch (hứng cả phần nước tiểu khi bệnh nhân đi đại tiện). Ngày hôm sau vào giờ thứ 24 cho bệnh nhân tiểu lần cuối cùng vào bô hoặc bình ta đựng nước tiểu 24 giờ.
Cách dặn bệnh nhân:
Sáu giờ sáng tiểu hết bỏ đi. Những lần đi tiểu tiếp theo hứng cả vào bô hoặc bình (kể cả khi đi đại tiện). Đến 6 giờ sáng ngày hôm sau đi tiểu lần cuối cùng vào bô hoặc bình. Để bô hoặc bình vào chỗ mát, có nắp đậy để tránh sự bốc hơi. Mỗi lần cho nước tiểu vào phải lắc đều để trộn lẫn với chất bảo quản.
Cách bảo quản:
Đễ tránh lên men làm hư hại tế bào và ngăn chăn sự phát triển của tạp khuẩn người ta dùng chất chống thối như sau:
Thymol pha trong cồn tạo dung dịch 10%, cho từ 5-10ml/ nước tiểu 24 giờ. Chú ý không dùng thymol khi làm các xét nghiệm liên quan đến protein, bilirubin, glucose, vì thymol sẽ làm sai kết quả.
Phenol: nhỏ 1 giọt cho 30ml nước tiểu.
Acid HCl sử dụng 5ml cho nước tiểu 24h.
Acid boric 0.8% ít ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Choloform hay formol 10% không dùng khi xét nghiệm glucose.
Liên hệ xét nghiệm tổng quát và khám bệnh giun sán tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 443 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Thời gian mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị bệnh giún, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bác sĩ. Nguyễn Ánh
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Dấu hiệu bệnh sán chó ít gặp khi nhiễm nhưng rất nguy hiểm
Những dấu hiệu bệnh sán chó nào thường gặp là: Người mệt mỏi làm việc kém tập trung, đôi khi ngứa dị ứng, cảm giác nhột châm chích dưới da thường gặp...
Xem: 68015Cập nhật: 18.05.2020
Bệnh sán chó: Khi nào nên xét nghiệm bệnh sán chó
Bệnh sán chó là bệnh gây nên bởi một loài giun tròn có tên là Toxocara, chúng thường ký sinh ở chó và mèo. Do có tỷ lệ 80% lây nhiễm từ chó nên được gọi là...
Xem: 82492Cập nhật: 13.05.2020
Một Số Xét Nghiệm Quan Trọng Về Chức Năng Gan
Xét nghiệm chức năng gan giúp phát hiện sớm nhất có thể những tổn thương của gan, để bác sĩ có hướng điều trị kịp thời. Vì thế nên xét nghiệm chức năng...
Xem: 64246Cập nhật: 09.05.2020
Những Nguyên Nhân Thường Gặp Của Bệnh Sán Chó
Bệnh sán chó (hay còn gọi là bệnh giun đũa chó) có triệu chứng lâm sàng không rõ rệt. Tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân mà bệnh sẽ có biểu hiện khác...
Xem: 60160Cập nhật: 07.05.2020