1. Sỏi thận
Sỏi thận là bệnh thường gặp nhất của đường tiết niệu. Tại Việt Nam, khoảng 10-14% người có sỏi trong thận. Bệnh thường gặp ở người từ 30 đến 55 tuổi, trong đó nam giới nhiều hơn ở nữ giới. Các loại phổ biến là sỏi canxi, sỏi oxalat và sỏi struvit. Kết quả xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh, các giai đoạn và biến chứng của sỏi thận, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu.Từ mẫu nước tiểu, bác sĩ có thể soi cặn lắng tìm các tinh thể như oxalat, phosphat, canxi... để kết luận loại sỏi nào đang hình thành trong đường tiết niệu. Trường hợp nồng độ pH trong nước tiểu lớn hơn 6,5, người bệnh có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Trường hợp sỏi thận có biến chứng nhiễm trùng, khi xét nghiệm nước tiểu thường tìm thấy nhiều hồng cầu, bạch cầu. Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu phát hiện protein niệu nhiều hơn so với mức bình thường, bác sĩ sẽ phải chẩn đoán thêm các bệnh lý cầu thận.
2. Viêm cầu thận
Tình trạng viêm xảy ra ở các tiểu cầu thận và mạch máu trong thận được gọi là viêm cầu thận. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi với nhiều nguyên nhân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tử vong.
Nếu xét nghiệm cho thấy protein trong nước tiểu càng cao, tiên lượng càng nặng. Nếu protein trở về âm tính nghĩa là bệnh được phục hồi. Nếu xét nghiệm nước tiểu có dấu hiệu hồng cầu niệu dương tính, nguy cơ bệnh viêm cầu thận vẫn còn tái phát.
3. Viêm bể thận cấp
Đây là một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra, có thể chữa khỏi nếu được điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị muộn hoặc điều trị không đúng cách, bệnh dễ tái phát và có thể dẫn đến biến chứng như suy thận, ứ mủ thận, hoại tử núm thận, nhiễm khuẩn huyết,... thậm chí tử vong.
Người bệnh viêm bể thận cấp thường có sốt có thể gai rét, đau hông lưng. Kết quả xét nghiệm nước tiểu có xuất hiện tế bào mủ, nhiều tế bào hồng cầu và bạch cầu. Sỏi tiết niệu không được điều trị kịp thời là yếu tố thuận lợi gây viêm bể thận cấp.
4. Hội chứng thận hư
Tình trạng rối loạn chức năng thận, làm cơ thể bài tiết quá nhiều protein qua nước tiểu gọi là hội chứng thận hư. Bệnh gây phù toàn thân, tăng cân, tiểu ít.
Màng lọc cầu thận bị tổn thương khiến đạm thoát vào nước tiểu. Protein niệu cao khiến nước tiểu đục, xuất hiện bọt, một số bệnh nhân đi tiểu ít hơn bình thường trong suốt thời gian bệnh. Xét nghiệm nước tiểu phát hiện hạt mỡ lưỡng chiết, trụ mỡ.
5. Suy thận
Đây là tình trạng thận mất chức năng, không còn khả năng lọc và đào thải chất độc trong máu. Người bệnh cần được chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Để đánh giá tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng nước tiểu được cơ thể bài tiết ra ngoài trong khoảng thời gian nhất định. Nếu lượng nước tiểu giảm dưới 0,5 ml/kg/giờ trong 6 giờ mặc dù bù đủ dịch, người bệnh có nguy cơ suy thận cấp; 0,5 ml/kg/giờ trong 12 giờ là tổn thương thận cấp; dưới
Người Phụ Nữ Nhiễm Ba Loại Ấu Trùng Giun Sán, Điều Trị Một Tháng Khỏi Hoàn Toàn
Chị M.D 45 tuổi ở Nam Định, có tình trạng mề đay, mẩn ngứa khắp người, nhất là những lúc cơ thể nóng và sau khi tắm xong, đôi khi mề đay tự nổi lên xong...
Xem: 3940Cập nhật: 23.10.2024
Bệnh Giun Phổi Chuột (Angiostrongyliasis).
Angiostrongyliasis là nhiễm ấu trùng của giun thuộc giống Angiostrongylus (giun phổi chuột). Tùy thuộc vào loài lây nhiễm, các triệu chứng ở bụng (Angiostrongylus costaricensis)...
Xem: 2760Cập nhật: 17.10.2024
Tổng Quan Về Sán Máng
Bệnh sán máng là nhiễm các loại sán trong máu thuộc giống Schistosoma, được truyền qua da khi bơi hoặc lội trong nước ngọt bị ô nhiễm. Các sinh vật lây nhiễm...
Xem: 3743Cập nhật: 11.10.2024
Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán
Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dà Do Giun Sán. Biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng là ngứa ngáy khó chịu kéo dài, càng gãi càng ngứa,...
Xem: 9630Cập nhật: 05.10.2024