Ăn Loại Thức Ăn Nào Dễ Nhiễm Giun Sán
Xin chào Bác sĩ Đức, em ở Phú Thọ gần đây có rất nhiều người nhiễm giun sán mà triệu chứng chủ yếu là ngứa da, mề đay hoặc da đổi màu, có người khi đi chụp về kết quả phim chụp kén sán khắp cơ thể. Bệnh nặng gây hậu quả lớn thậm trí không qua khỏi, em và mọi người trong xóm có một số câu hỏi mong Bs tư vấn giúp.
Những loại thức ăn nào có chứa giun sán, trứng giun sán? Quê em hay tự làm và ăn món nem chua, thịt chua bằng thịt và bì lợn sống ủ trong vòng 3 đến 4 ngày là ăn được, vậy ăn món này có thể bị nhiễm giun sán không? Cảm ơn Bác sĩ nhiều, mong Bác sĩ phản hồi.
Chào em, Bác sĩ tư vấn cho em như sau:
Những loại thức ăn nào có chứa giun sán, trứng giun sán?
Trước tiên để trả lời nội dung câu hỏi này chúng ta cần xác định rõ rằng, cơ thể con người có thể nhiễm giun sán bằng các cách như sau:
Ăn (nuốt) phải trứng giun sán.
Giun sán xâm nhập qua vết xước, vết thương hở trên da.
Nuốt phải nang sán, đốt sán từ thức ăn chưa chín kỹ.
Một số ấu trùng giun sán có thể xâm nhập khi chúng ta bơi lội ở vùng nước có nhiễm ký sinh trùng giun sán: Sán lá gan, sán lá phổi, sán máng, giun lươn…
Trứng giun sán rất nhỏ và cứng mắt thường không nhìn thấy, chúng có thể tồn tại ngoài môi trường sáu tháng đến một năm trước khi xâm nhập vào cơ thể con người bằng con đường ăn uống (nuốt phải), trứng giun sán sau khi thải ra từ phân chó mèo rất dễ nhiễm vào nguồn nước, nhiễm vào rau, đồ dùng vật dụng, đồ chơi trẻ em… ai cũng có thể nhiễm nếu nuốt phải trứng giun sán.
Ăn thịt cá tái sống rất dễ nhiễm sán dây
Những người có thói quen thích ăn thịt tái sống, các món ăn kiểu gỏi rất dễ nhiễm giun sán, đặc biệt là sán dây bò, sán dây lợn.
Những người thích ăn tiết canh cũng rất dễ nhiễm ấu trùng giun sán và bệnh liên cầu lợn.
Như vậy, để khẳng định “Những loại thức ăn nào có chứa giun sán, trứng giun sán?” thì chúng ta không thể thống kê ở đây vì tất cả các loại thức ăn mà có nhiễm trứng giun sán, ấu trùng giun sán khi chúng ta ăn phải đều có thể bị nhiễm.
Cách để phòng tránh là “ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn”.
Ấu trùng sán chó Toxocara gây nên mẩn ngứa lâu ngày cho người nhiễm
Ăn các món thịt chua, nem chua có bị nhiễm giun sán không?
Rất có thể vì bản chất các món này là làm bằng thịt sống, nếu trong số thực phẩm dùng để chế biến đó có nhiễm ấu trùng giun sán và trong thớ thịt có chứa nang sán thì việc nhiễm là rất cao.
Nếu thịt lấy từ con lợn có mang bệnh liên cầu lợn thì chúng ta cũng rất dễ nhiễm theo.
Thực tế thì ở Phú Thọ và nhiều nơi đã có những ca bệnh nhiễm liên cầu lợn sau khi ăn nem chua.
Nhiễm sán dây thì rất nhiều, hàng tuần tại Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga nơi Bs Nguyễn Văn Đức phụ trách chuyên môn cũng tiếp nhận vài ca/ tuần, thông thường là bà con ở các vùng có thói quen ăn gỏi, ăn tái, ăn sống. Phở bò tái cũng không phải là ngoại lệ. Bà con vùng ao hồ ăn gỏi cá tái sống cũng có tỷ lệ nhiễm sán dây cao như vùng Hồ Thác Bà – Yên Bái, vùng Hồ thủy điện Hòa Bình, khu vực Sông Hồng, Sông Đà (ở miền Bắc)…
Một số loài rau thủy sinh cũng là nơi trú ngụ của ấu trùng giun sán như rau muống nước, rau cần, rau cải xoong, rau ngổ... các loại cua, ốc (thân vỏ) cũng là nơi ký sinh của một số loại giun sán như Sán lá phổi, sán lá gan, giun lươn.
Bà con không nên dùng phân chuồng tươi và nước gần chuồng trại để tưới bón trực tiếp cho rau.
Nếu có nuôi chó mèo phải tách riêng khu vực sống với con người, tẩy giun sán định kỳ cho chó mèo.
Nếu thấy các biểu hiện ngứa da, mề đay, nổi mẩn, da đổi màu, tiêu hóa thay đổi, người mệt mỏi lâu ngày cần đến khám và xét nghiệm tại các cơ sở chuyên khoa ký sinh trùng giun sán để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, hi vọng nội dung tư vấn ngắn gọn như trên phần nào giúp bà con hiểu được nguồn truyền nhiễm của bệnh giun sán và có phương pháp phòng chống.
Mọi câu hỏi liên quan bà con vui lòng gửi về email Chuyenkhoagiunsan@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp theo thông tin bên dưới.
Xin cảm ơn,
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Chẩn Đoán Và Phòng Ngừa Bệnh Sán Dây Lợn
Bệnh ấu trùng sán gạo heo là bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng sán dây lợn (Cysticercus). Người bị nhiễm bệnh có thể có rất ít hoặc không có triệu...
Xem: 62281Cập nhật: 04.11.2019
Dị Ứng Ngứa Da Mặt | Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Da Mặt Do Demodex
Dị ứng ngứa da mặt đôi khi xuất hiện mẩn đỏ ở vùng má gần hai bên cánh mũi và trên mũi, ngực hay các vùng khác trên cơ thể có nhiều nguyên nhân gây ra chủ...
Xem: 141681Cập nhật: 31.10.2019
Dị Ứng Bụi Mạt Nhà Là Gì | Làm Cách Nào Để Điều Trị
Dị ứng bụi mạt nhà rất phổ biến, bên cạnh các triệu chứng dị ứng, nếu người bệnh tiếp xúc lâu dài với chất gây dị ứng từ bụi mạt nhà có thể dẫn...
Xem: 130905Cập nhật: 29.10.2019
Xét Nghiệm Ký Sinh Trùng Trong Máu
Bệnh ký sinh trùng là một chứng bệnh bị nhiễm trùng gây ra hoặc bị truyền nhiễm bởi ký sinh trùng. Bệnh ký sinh trùng có thể gây ảnh hưởng thực tế đến tất...
Xem: 112993Cập nhật: 21.10.2019