443 GIẢI PHÓNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN, HÀ NỘI 0985294298
Trang chủ - Bản tin sức khỏe - BẠN CÓ BIẾT NGÁY TO RÂT NGUY HIỂM ?

Tình trạng này xảy khi các cơ ở vùng hầu họng thả lỏng, thu hẹp đường thở và giảm lượng oxy đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Để duy trì sự sống, cơ thể sẽ chuyển sang cơ chế tự bảo vệ, khiến bạn thức giấc để mở lại đường thở, theo bác sĩ Tan Teck Shi, trưởng khoa hô hấp của SingHealth Polyclinics. Đây là lý do khiến tiếng ngáy to dần, sau đó dừng lại và tiếp nối bằng nhịp thở hổn hển. Điều này lặp lại hàng đêm, tra tấn đôi tai người nằm cạnh.

1. Nguyên nhân bệnh và biến chứng

Chắc chắn bạn sẽ không thể ngủ ngon vì thức giấc nhiều lần, bị mệt, đau đầu hoặc tăng cân. Nhưng đó không phải là tất cả. Bác sĩ Tan cho biết: "Sự kết hợp giữa giấc ngủ bị xáo trộn và thiếu oxy có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim, suy tim, nhịp tim bất thường hoặc thậm chí đột quỵ.

Rối loạn cảm xúc, buồn ngủ, trầm cảm và vấn đề về trí nhớ cũng có thể xảy ra. Các vấn đề liên quan khác bao gồm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và rối loạn chức năng tình dục. Thừa cân thường đi kèm với tuổi tác sẽ làm bệnh xấu hơn do các cơ yếu đi, đồng thời mô quanh cổ và họng dày lên.

Theo bác sĩ Tan, lệnh có thể bắt nguồn từ yếu tố bẩm sinh như đường dẫn khí trong lỗ mũi hẹp hơn do sụn ngăn cách hai lỗ mũi bị lệch. Các mô mềm phát triển trên niêm mạc mũi, xoang, cổ họng hoặc amidan là những yếu tố khác. Hormone tuyến giáp thấp hoặc suy giáp có thể gây yếu cơ và mô mỡ tích tụ xung quanh đường hô hấp trên, dẫn đến hiện tượng ngáy.

Nếu bạn ngáy khi bị dị ứng hoặc cảm lạnh, nguyên nhân có thể do các loại thuốc bạn dùng. Bác sĩ Tan cho biết: "Thuốc có thể làm giãn cơ, khiến vùng xung quanh cổ họng và đường thở bị chùng xuống trong khi ngủ, xuất hiện tình trạng ngáy".

2. Cách chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh, bạn có thể trải qua bài kiểm tra giấc ngủ tại nhà. Theo đó, bạn phải đeo một thiết bị giám sát như đồng hồ đeo tay. Một đầu dò được gắn trên ngón tay dùng để theo dõi nồng độ oxy, nhịp mạch và trương lực động mạch ngoại biên. Bộ phận cảm biến ở ngực sẽ đo chuyển động cơ thể và mức độ ngáy.

"Bệnh nhân sẽ đeo các thiết bị này khi ngủ. Thông thường chỉ mất một đêm để hoàn thành bài kiểm tra", bác sĩ Tan cho hay.

3. Các bài tập giúp giảm ngáy

Một trong những biện pháp đơn giản là nằm nghiêng. Theo bác sĩ Tan, bệnh nhân thường ngáy ít hơn khi ở tư thế này so với việc nằm ngửa.

Giống như các cơ trên cơ thể, các cơ điều khiển lưỡi và những cơ ở hầu họng cũng có thể khỏe hơn nhờ luyện tập, bác sĩ Ruebini Anandarajan, trưởng khoa răng miệng tại SingHealth PolyClinics cho biết. Bạn có thể thực hiện các bài tập rèn luyện đường hô hấp trên, tốt nhất là dưới sự giám sát của chuyên gia về giấc ngủ.

Bác sĩ Anandarajan liệt kê 5 bước đơn giản bạn có thể thử ít nhất một lần mỗi ngày:

Bước 1: Mở rộng miệng và thè lưỡi về phía cằm. Giữ ít nhất 5 giây. Lặp lại 5 lần.

Bước 2: Miệng mở, uốn lưỡi ngược lên trên về phía vòm họng. Lặp lại tối đa 5 lần.

Bước 3: Đưa lưỡi chọc vào má trái và má phải của bạn liên tục trong 5 giây. Bạn có thể thêm lực bằng cách dùng tay ấn vào má.

Bước 4: Giữ cho lưỡi nằm giữa môi và nuốt nước bọt. Lặp lại tối đa 5 lần.

Bước 5: Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng trong khi đôi môi khép vào như thể bạn đang thổi bóng bay. Thở ra trong 5 giây. Bạn có thể lặp lại động tác này tối đa 10 lần.

4. Cách điều trị khác

Theo bác sĩ Tan, nếu người bệnh có nhu cầu điều trị theo phương pháp tiêu chuẩn, cho hiệu quả cao, thì máy thở áp lực dương (CPAP) là một lựa chọn. Liệu pháp này giúp bơm khí vào đường thở để người bệnh không ngất đi khi ngủ.

"Độ ồn của máy thường nhỏ hơn 30 dB, tương đương với tiếng thì thầm. Hơn nữa, dữ liệu về phản ứng của bệnh nhân với việc điều trị có thể lưu trên thẻ nhớ hoặc ứng dụng trên điện thoại di động và máy tính", ông nói thêm. Điểm trừ của cách này là bạn phải đeo mặt nạ để giúp bơm khí vào mũi khi ngủ, có thể gây vướng víu.

 

Một cách phương pháp khác là sử dụng các thiết bị lắp vào miệng do nha sĩ chỉ định. Bác sĩ Anandarajan cho biết: "Dụng cụ này đưa hàm dưới về phía trước một chút để mở đường thở. Với hạn sử dụng khoảng 3 năm, nó có các vít và đầu nối để điều chỉnh theo từng cá nhân dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân cần đi kiểm tra thường xuyên do hàm và khớp cắn có thể thay đổi theo thời gian".

Tuy nhiên, bác sĩ Tan nhận xét phương pháp này cũng có hạn chế như làm chảy nước bọt quá nhiều, miệng khô, nhai khó, đau răng lợi, đau đầu, mỏi hàm. Về lâu dài, dụng cụ có thể gây ra những thay đổi về răng và khớp cắn. "Vì vậy, chúng chỉ được chỉ định và lắp bởi các chuyên gia nha khoa điều trị chứng rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ", bác sĩ Tan khuyến cáo.

Theo vnexpress

Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó

Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó

Bệnh sán chó chỉ cần uống thuốc, không cần chích thuốc, không cần phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng sẽ phối hợp các thuốc, tăng tác dụng hiệp đồng...

Xem: 322867Cập nhật: 21.10.2019

Bệnh Sán Dây | Ấu Trùng Sán Lợn Có Nguy Hiểm Không

Bệnh Sán Dây | Ấu Trùng Sán Lợn Có Nguy Hiểm Không

Bệnh gạo heo, ấu trùng sán gạo heo thường lành tính. Tuy nhiên, người nhiễm sán sẽ gặp nguy hiểm nếu ấu trùng sán dây lợn tấn công vào não và mắt...

Xem: 64795Cập nhật: 27.09.2019

Bệnh Sán Chó Là Gì | Khi Nào Nên Xét Nghiệm Sán Chó

Bệnh Sán Chó Là Gì | Khi Nào Nên Xét Nghiệm Sán Chó

Xét nghiệm bệnh sán chó tại phòng khám chuyên về bệnh giun sán, khi có bệnh các bác sĩ có đủ cơ số thuốc về giun sán để trị bệnh cho bạn. Thời gian trả kết...

Xem: 63177Cập nhật: 26.09.2019

Giun Đũa Chó Nguyên Nhân Triệu Chứng Điều Trị Giun Đũa Chó

Giun Đũa Chó Nguyên Nhân Triệu Chứng Điều Trị Giun Đũa Chó

Bệnh giun đũa chó nên được khám và trị bệnh tại phòng khám chuyên khoa, nơi có đủ trang thiết bị, có bác sĩ chuyên khoa cũng như có thuốc chuyên khoa đầy đủ,...

Xem: 141238Cập nhật: 26.09.2019

Bị Ngứa Da Và Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Kéo Dài Do Giun Sán

Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Lâu Ngày Hiệu Quả Tại Phòng Khám Chuyên Khoa

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?

Những điều cần biết về bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh Chàm Và Những Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Giun Sán

Dấu Hiệu Ngứa Da, Dị Ứng, Nổi Mề Đay Do Nhiễm Sán Chó Trong Máu

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh Phòng Khám Ánh Nga Đề Tài Nghiên Cứu Khoa

Xét Nghiệm Giun Sán Gồm Những Loại Nào? Chi Phí Bao Nhiêu?

Người Đàn Ông Phát Ban Mẩn Đỏ Khắp Người, Sau Ba Tháng Mới Tìm Ra Nguyên Nhân

Đau Mắt Đỏ, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

HÀ NỘI – PHÁT BAN MẨN ĐỎ KHẮP NGƯỜI, ĐI KHÁM PHÁT HIỆN NHIỄM KÝ SINH TRÙNG

Ăn hải sản sống, coi chừng nhiễm giun sán

TỔNG QUAN VỀ KÉM HẤP THU THỨC ĂN

HÀ NỘI – NHIỄM BA LOẠI KÝ SINH TRÙNG DO THÓI QUEN ĂN MỘT MÓN ĂN SÁNG

ẤU TRÙNG SÁN CHÓ DI CHUYỂN QUA DA GÂY NGỨA

VIÊM DA ĐỒNG TIỀN

Tại sao khám bệnh viện da liễu nhiều năm không hết ngứa?

Địa Chỉ Chữa Bệnh Giun Sán Chó Uy Tín Tại Hà Nội

SÁN TRONG NÃO GÂY RA CÁC TRIỆU CHỨNG NHƯ TÂM THẦN

BỆNH GIUN XOẮN

Địa Chỉ Điều Trị Bệnh Sán Dây Uy Tín Tại Hà Nội

TỔNG QUAN VỀ NHIỄM GIUN LƯƠN

Bị Ngứa Nổi Mẩn Toàn Thân Do Giun Sán, Người Phụ Nữ Đầu Hàng Vì Trị Nhiều Lần Không Khỏi

NHIỄM TRÙNG NÃO DO AMIP, VIÊM MÀNG NÃO DO AMIP NGUYÊN PHÁT

BÍ QUYẾT GIÚP ĐƯỜNG RUỘT KHỎE LẠI

Trị Bệnh Hôi Miệng Do Nhiễm Ký Sinh Trùng Giun Sán

Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Ngứa Kéo Dài Do Nhiễm Giun Đũa Chó Mèo?

TÔI KHÔNG NGỜ ĐẾN MÌNH CŨNG BỊ NHIỄM SÁN CHÓ

Viêm Da Dị Ứng Kéo Dài Tôi Chỉ Mong Tìm Được Nguyên Nhân Để Chữa Trị.

Mẩn Ngứa Da Do Giun Sán Cách Phát Hiện Nhiễm Sán Trong Máu Gây Ngứa

BỆNH DO SÁN LÁ LỚN Ở GAN

Thuốc Điều Trị Giun Đũa Chó Tại Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng

Có Nên Quá Lo Lắng Khi Bị Nhiễm Bệnh Sán Chó Mèo Toxocara?

Sán chó Những Dấu Hiệu Của Bệnh Sán Chó Chớ Nên Xem Thường

Bệnh Sán Chó Mèo Ở Người Có Trị Khỏi Hoàn Toàn Được Không?

Nếu Bị Giun Đũa Chó Mèo Điều Trị Ở Đâu Bao Lâu Thì Khỏi?

Lý Do Tại Sao Bệnh Sán Chó Lại Gây Ngứa Kéo Dài?

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Da Do Giun Đũa Chó Mèo

Cách Nhận Biết Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Do Nhiễm Giun Sán

Ngứa Da Nổi Mề Đay Có Phải Do Nhiễm Giun Sán Không?

Dấu Hiệu Nhận Biết Sán Lên Não

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIUN ĐŨA, LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT ĐÃ MẮC GIUN ĐŨA

Tại Sao Trẻ Em Mắc Giun Kim Lại Ngứa Hậu Môn, Khám Trị Ở Đâu?

Bằng Cách Nào Sán Dây Chó Echinococcus Có Thể “Đột Nhập” Vào Tới Phổi Người Bệnh?

Bị Ngứa Da Do Giun Sán Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị

Mắt Bị Mờ Do Giun Sán Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Điều Trị

Điều Trị Bệnh Sán Chó Tại Phòng Khám Bệnh Giun Sán Ánh Nga

Sán Chó Có Lây Không?

KHI NÀO CẦN LÀM XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM NHẤT CỦA NỔI MỀ ĐAY KÉO DÀI LÀ GÌ?

SÁN LÁ GAN CÓ NGUY HIỂM CHO NGƯỜI ?

NHỮNG DẤU HIỆU BẠN ĐÃ BỊ NHIỄM SÁN XƠ MÍT

Cách nhận biết trẻ bị nhiễm giun sán dành cho ba mẹ

Cảnh báo những loại giun sán thường gặp ở trẻ em, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm

THANH NIÊN 19 TUỔI CHẾT VÌ BỆNH SÁN CHÓ

Nổi mề đay do sán chó là gì và chữa trị bằng cách nào?

MÙA KHÔ KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT ẨN NÁU TRONG MÁU

Rận mu - Cách phát hiện và đề phòng

Bệnh ký sinh trùng lây qua đường thực phẩm

Muốn Trị Dứt Điểm Nhiễm Ký Sinh Trùng Mèo Toxoplasma Thì Phải Làm Sao

Giun Sán Gây Ngứa Da: Coi Chừng Ấu Trùng Lạc Chỗ

Điều Trị Giun Lươn Strongyloides Biến Chứng Nặng Theo Phác Đồ 15 Ngày

Biểu hiện nào cho thấy đã bị nhiễm sán chó?

Sán lá gan: Phương pháp điều trị và chi phí chữa bệnh sán lá gan

Làm thế nào để bắt con sán xơ mít dài 12 mét ra khỏi cơ thể?

Cảnh báo những loại thực phẩm có thể khiến bạn ôm hận vì sán xơ mít

Phương pháp điều trị bệnh ký sinh trùng mèo

Khám Bệnh Ký Sinh Trùng Giun Sán Ở Đâu

Tác Hại Và Triệu Chứng Của Bệnh Giun Đũa

Quy Trình Xét Nghiệm Echinococcus IgG

Một Số Điều Cần Biết Về Ký Sinh Trùng Demodex Trên Da Người

Nguyên Nhân Và Tác Hại Của Bệnh Giun Chỉ Bạch Huyết

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Echinococcus

Những Điều Cần Biết Về Giun Hình Ống

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Amip Ở Não

Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó

Copyrights © 2020 BẢN QUYỀN THUỘC PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA, SỐ 443 GIẢI PHÓNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI
Chia sẻ: google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com

BẠN CÓ BIẾT NGÀY TO RÂT NGUY HIỂM ?

Tiếng ngáy to bị bệnh gì?

Ngủ ngáy to có nguy hiểm