Vừa qua có một bệnh nhân nữ 49 tuổi trú tại phường Nam Cường – TP Lào Cai vào viện với triệu chứng đau bụng vùng thượng vị, đau thành cơn, không nôn, không sốt, được đưa đến khoa Nội Tổng hợp, qua thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng bệnh nhân cho kết quả: nhu mô gan hạ phân thùy V có đám giảm nhẹ tỷ trọng không đồng nhất, kích thước 16x20mm, ngấm thuốc khá mạnh vùng trung tâm, xung quanh giảm tỷ trọng, ngấm thuốc ít. Thì muộn phần ngấm thuốc thải thuốc tương đương nhu mô gan lành, phần giảm tỷ trọng thải thuốc nhanh, phù hợp với hình ảnh sán gan.
Nhận thấy đây là một ca bệnh hiếm gặp trong cộng đồng và chẩn đoán xác định đòi hỏi sự phối hợp của hình ảnh, huyết thanh và miễn dịch để xác định chính xác bệnh các bác sĩ trong khoa đã hội chẩn và thống nhất chẩn đoán, chuyển bệnh nhân lên tuyến trên là bệnh viện Ký Sinh Trùng Hà Nội. Tại đây sau khi thăm khám và làm thêm các xét nghiệm bệnh nhân được chẩn đoán là nhiễm sán chó. Bệnh nhân đã được đưa ra phác đồ điều trị và hẹn tái khám sau khi hết thuốc.
1. Chu trình phát triển trong cơ thể người của sán chó mèo
Khi chó bị nhiễm sán, sau khi ký sinh và trứng sán sẽ được phát triển rồi phóng thích ra môi trường thông qua quá trình phóng uế của chó. Ngoài ra hậu môn của chó là nơi chứa rất nhiều trứng sán, khi chó liếm hậu môn rồi liếm lên thân thể chúng, liếm lên vật dụng sinh hoạt của chúng ta, vô tình chúng phát tán loại trứng sán này khắp mọi nơi. Đặc biệt khi ăn phải rau sống hay vuốt ve chó, tiếp xúc các vật dụng có dính trứng sán, khi vào trong cơ thể người, nếu không bị thực bào, sau 5 tháng trứng sán phát triển thành nang sán. Nang sán chứa 2 triệu đầu sán. Một khi nang sán ra, nó sẽ phóng thích ra hàng triệu đầu sán non theo máu ký sinh khắp nơi trên cơ thể như phổi, gan, lách, não.
2. Nuôi chó, mèo không phải là nguyên nhân chính gây nên bệnh sán chó
Một nguồn lây bệnh sán chó phổ biến khác là do bạn tiếp xúc với nguồn đất hoặc nước có ấu trùng giun, sán. Điều này thường xảy ra khi chó, mèo hoặc các vật nuôi khác bị nhiễm giun đi đại tiện, phân của chúng sẽ làm vùng đất hoặc nguồn nước đó bị ô nhiễm.
Khi bạn tiếp xúc với nguồn đất hoặc nước bị ô nhiễm, ký sinh trùng sẽ cư trú ở móng tay hoặc da tay của bạn. Sau đó, bạn dùng tay cầm, nắm thức ăn đưa vào miệng, ký sinh trùng sẽ theo thức ăn đi vào ruột và sinh sôi ở đó. Tiếp theo, chúng sẽ đi theo hệ tuần hoàn hoặc các hạch bạch huyết di chuyển đến các bộ phận khác trong cơ thể như mắt, não bộ, tay, chân, phổi…
Bệnh sán chó thường xảy ra nhiều ở trẻ em vì đây là đối tượng hay ngậm tay hoặc dùng tay để bốc thức ăn, đồ vật đưa vào miệng.
Dù nguyên nhân bệnh sán chó xuất phát từ các loại vật nuôi thông thường như chó, mèo nhưng không phải tất cả ca mắc bệnh sán chó đều do chúng gây ra.Nếu chó, mèo được tẩy giun định kỳ, đúng cách và được người nuôi kiểm soát tốt vấn đề giun, sán ở chúng thì bạn không cần phải lo ngại đến căn bệnh này khi gần gũi với thú cưng. Hơn nữa, bệnh sán chó không phải là một bệnh phổ biến do ký sinh trùng gây ra vì ngày nay, tập quán sinh hoạt, thói quen vệ sinh và cách thức nuôi chó, mèo cũng đã tiến bộ rất nhiều. Ấu trùng chỉ có nhiều cơ hội ký sinh trên cơ thể chó, mèo khi chúng không được tắm rửa và thường xuyên tiếp xúc với nguồn đất bẩn.
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS tư vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN
Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày
VẤN NẠN BẠO LỰC Ở TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
Nhiều trẻ em và thanh thiếu niên thỉnh thoảng có xô xát với người khác, nhưng hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên không tiếp tục hành vi bạ,o lực hoặc phạ,m...
Xem: 18940Cập nhật: 18.05.2023
Bị Ngứa Nổi Mẩn Toàn Thân Do Giun Sán, Người Phụ Nữ Đầu Hàng Vì Trị Nhiều Lần Không Khỏi
Bị Ngứa Nổi Mẩn Toàn Thân Do Giun Sán, Người Phụ Nữ Đầu Hàng Vì Trị Nhiều Lần Không Khỏi. gười bị nhiễm giun đũa chó thường thay đổi tính cách, tính nóng...
Xem: 1390498Cập nhật: 16.05.2023
TĂNG TRƯỞNG THỂ CHẤT CỦA TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Tăng trưởng thể chất đề cập đến sự gia tăng kích thước cơ thể (chiều dài hoặc chiều cao và cân nặng) và kích thước của các cơ quan. Từ sơ sinh đến khoảng...
Xem: 17309Cập nhật: 16.05.2023
5 DẤU HIỆU Ở MÓNG CHÂN CẦN ĐI KHÁM GẤP
Khi móng chân của bạn có một số dấu hiệu như chuyển màu đen, vàng, trắng, xanh tím hoặc xanh lá có thể cảnh báo một số bệnh, trong đó có ung thư dù tỷ lệ...
Xem: 25101Cập nhật: 15.05.2023